• Đưa ra quyết định chi tiêu dựa trên nhu cầu và mong muốn

Đưa ra quyết định chi tiêu dựa trên nhu cầu và mong muốn

Dù bạn đã già hay bạn còn trẻ , thì cũng phải trong đời cũng mắc phải những sai sót không đáng có trong việc chi tiêu của cá nhân mình. Nhưng ngày nay, bạn cần phải làm chủ đồng tiền của chính mình , và bạn cần phải biết đưa ra các điểm khác biệt giữa nhu cầu và cái mà bạn mong muốn nhất hiện nay sẽ là gì ? Ở trong bài viết này, sẽ giúp bạn phân biệt sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Cũng như kế hoạch lập bảng chi tiêu cá nhân như thế nào là hiệu quả ? Và tổng hợp 10 kỹ năng đưa ra quyết định chi tiêu hợp lý nhất cho bạn ? Và còn nhiều điều khác nữa mà bạn nên đọc tiếp tại đây.

Đưa ra quyết định chi tiêu dựa trên nhu cầu và mong muốn

*** Bài viết liên quan : Chuyên viên Digital Marketing là gì ? Chuyên viên tiếp thị số là gì ?

I. Sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn


I.1 Nhu cầu: Thực tế của chúng ta là khá hạn chế: thực phẩm, chỗ ở, quần áo, tình bạn. Còn những thứ khác là "mong muốn", và mong muốn của chúng ta là vô tận. Bởi vì nguồn tài nguyên của chúng ta bị giới hạn, chúng ta phải có những lựa chọn về những gì mong muốn thực hiện. Ngoài ra, cách chúng ta đáp ứng nhu cầu sẽ liên quan đến rất nhiều sự lựa chọn để đáp ứng.

Ví dụ : nhu cầu chỗ ở có thể là một chiếc giường đơn sơ trong 1 khu tập thể cũ hoặc là biệt thự 125 triệu USD. Lựa chọn thực phẩm của chúng ta cung cấp một phạm vi tương tự, từ đậu và nước máy ở nhà đến bít tết tại một nhà hàng sang trọng.

I.2 Mong muốn: là ( hay ước muốn) là nhu cầu tự nhiên có dạng đặc thù đòi hỏi được đáp lại bằng một hình thức đặc thù phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của con người.

Ví dụ: Người Việt Nam có nhu cầu về thức ăn và mong muốn có món cơm, rau muống, đậu phụ, cà ghém, thịt lợn sào, bò tái lăn, sữa ba vì, sữa mộc châu trong khi người Anh lại có nhu cầu và mong muốn có bánh mỳ, phomat, hamburger, coca-cola. Mong muốn có khả năng thanh toán là gì? Đó là nhu cầu và mong muốn phù hợp với khả năng chi trả, thực hiện trao đổi của bản thân người có nhu cầu mong muốn đó. 

Ví dụ: Một người có nhu cầu và mong muốn mua được một chiếc xe máy của hãng Honda và người đó có đủ khả năng thanh toán, vì vậy người đó sẵn sàng chi trả cho chiếc xe máy đó để phục vụ cho lợi ích của mình .

Khám phá ra mong muốn về từng khía cạnh của nhu cầu là một công việc khó khăn, đòi hỏi phải nghiên cứu tỉ mỉ và kĩ lưỡng. Và đôi khi mong muốn của con người tồn tại dưới dạng tiềm ẩn và chính họ cũng không nhận thức được. Nhu cầu và mong muốn của con người là vô hạn nhưng nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó lại thường có hạn. Cho nên trong thưc tế con người sẽ lựa chọn những sản phẩm nào thỏa mãn tốt nhất nhu cầu và mong muốn của mình trong khuôn khổ khả năng nguồn lực của mình. 

Nhà kinh doanh có thể phát hiện ra nhu cầu tưn nhiên và mong muốn của con người. Họ có thể chế tạo ra đủ loai hàng hóa có đặc tính cực kì hoàn mỹ, rút cục họ lại chẳng bán được bao nhiêu, nếu như chi phí sản xuất ra nó lại quá lớn, giá cao đến mức người ta không thể mua được, mặc dù người ta rất thích được dùng nó. Khi đó nhu cầu tự nhiên và mong muốn hay nhu cầu tiềm năng không thể biến thành nhu cầu có khả năng thanh toán - cầu thị trường – nhu cầu hiện thực. 

Ví dụ: Rất nhiều người mong muốn có được một chiếc xe Mercedes, nhưng chỉ có một số ít người có khả năng và sẵn sàng mua chiếc xe đó. 

Mong muốn trở thành mong muốn có khả năng thanh toán khi đằng sau có hậu thuẫn, hỗ trợ sức mua. Tóm lại, mong muốn và mong muốn có khả năng thanh toán có những điểm giống và khác nhau. Một loại là nhu cầu tự nhiên có thể đáp ứng được hoặc không thể đáp ứng được còn một loại có thể đáp ứng được.

II. Lập bảng chi tiêu cá nhân


lập bảng chi tiêu cá nhân đưa ra quyết định chi tiêu dựa trên nhu cầu và mong muốn


III. Kỹ năng đưa ra quyết định chi tiêu


III.1 - Xác định các vấn đề cần được giải quyết: 

Hãy dành một khoảng thời gian hợp lý để xác định các tình huống cụ thể, sau đó sắp xếp các vấn đề theo thứ tự cần giải quyết. Đừng vội vàng đưa ra quyết định mà hãy xem xét kỹ lưỡng đó có thực sự là vấn đề quan trọng cần giải quyết hay không? Có cần thiết phải chia nhỏ các vấn đề để giải quyết cho dễ dàng hơn không? Cân nhắc xem hôm nay bạn sẽ ở đâu và nơi nào bạn muốn tới?

III.2 - Nắm bắt nhanh triển vọng mới: 

Lùi lại một bước để nhìn nhận vấn đề theo một cách mới mẻ hơn. Mỗi quyết định của bạn phải hướng về tương lại, còn quá khứ chỉ để tham khảo chứ không phải để chi phối tư tưởng của mình. Người lãnh đạo giỏi là người rút ra được bài học cả từ thất bại cũng như thành công trong quá khứ. Thêm vào đó, họ còn biết khai thác thông tin cần thiết mới và nắm bắt triển vọng mới khi tham khảo ý kiến người khác.

III.3 - Cân nhắc các phương án giải quyết với mọi khả năng có thể xảy ra: 

Phải chuẩn bị ít nhất 5 phương án khác nhau để giải quyết một vấn đề. Luôn sáng tạo và nghĩ ra các phương án thay thế. Đừng bỏ qua bất kỳ một phương án nào vì có thể những ý tưởng bất chợt lại là giải pháp tốt nhất.

III.4 - Phân tích từng phương án mà mình lựa chọn:

Đối với từng phương án, hãy cân nhắc kỹ những điều sau: Mặt tích cực của phương án này là gì? Mặt tiêu cực là gì? Phương án này có ảnh hưởng tới ai hay tới việc gì không? quản lý thời gian hiệu quả. Liệu phương án này có thể chấp nhận được không và liệu nó có phù hợp với các mục tiêu và chiến lược lâu dài của bạn?

III.5 - Chấp nhận những thất bại mà bạn đã gặp phải:

Trong số chúng ta cũng có người bị thất bại là bởi vì trên đời này không có gì là hoàn hảo cả. Vì vậy phương án mà bạn cho rằng tốt nhất hôm nay cũng chỉ là tương đối! Nhận thức rõ được điều này thì mọi việc đều có thể được thu xếp ổn thoả. Nên nhớ rằng không có một quyết định nào mà không có mặt hạn chế cả.

III.6 - Ra quyết định:

Dựa trên những những phân tích thực hiện ở những phần đã nêu trên, bạn có thể đưa ra được phương án tốt nhất mà bạn có thể.

III.7 - Lập kế hoạch khả thi:

Nên cụ thể hoá những mục tiêu mà mình có thể đạt được. Khi thấy cần, có thể xem xét lại những quyết định của mình và hoàn toàn có thể thay đổi chúng. Trong kế hoạch thành công của bạn phải bao gồm các bước mà các bạn cần thực hiện, nguồn nhân lực, vật chất cần thiết để thực hiện quyết định, một khung thời gian cho mỗi hành động và lịch trình tiến hành để có thể tổng kết đánh giá. Học cách lập kế hoạch hiệu quả thông qua chương trình đào tạo 

III.8 - Công bố quyết định:

Truyền đạt quyết định của bạn và niềm tin vào thành công của bạn tới những người liên quan tới dự định này. Như vậy là bạn đã đem lại niềm tin đến cho chính mình và cho họ. Vì thế mọi quyết dịnh của bạn cần phải rõ ràng, xúc tích và có sức thuyết phục.

III.9 - Thực hiện:

Hãy tập trung vào việc thực hiện quyết định của bạn. Khi đã bắt tay vào thực hiện một công việc nào đó thì thường xuất hiện tâm trạng lo lắng, điều đó không có nghĩa là bạn đã đưa ra một quyết định sai lầm, mà đó chỉ là trạng thái tâm lý thường thấy mỗi khi chúng ta đối diện với khó khăn.

III.10 - Đánh giá:

Học hỏi từ chính những công việc mà bạn đã làm. Tích góp kinh nghiệm từ những công việc mà bạn đang làm hoặc chưa làm rồi cùng trao đổi với những người khác. Nếu phát hiện ra điều gì mới thì bạn cần thay đổi lại kế hoạch của mình, hãy trở về với lời khuyên thứ 3 và cùng với những kiến thức mới đó để sửa lại kế hoạch của mình.

IV. Những khó khăn trong vấn đề chi tiêu hợp lý


- Đặt mục tiêu quá cao: đầu tháng bạn hừng hực khí thế đặt chỉ tiêu cắt giảm đến 40% chi tiêu hàng tháng của mình, sau đó dần dần bạn sẽ thấy rằng mình không thực hiện được việc đó. Và từ đó trở đi, bạn sẽ không chấp hành nghiêm chỉnh việc tiết kiệm này nữa

- Không quản lý dòng tiền: điều này sẽ dẫn đến tình trạng cuộc sống bạn khó khăn vì đôi khi phải lựa chọn giữa tiết kiệm và những việc quan trọng tốn nhiều tiền tại một thời điểm nào đó.

V. Các bước đưa ra quyết định chi tiêu


- Bước 1: Xác định cho mình một mục tiêu ngắn - trung hoặc dài hạn. Ví dụ, một năm nữa mua xe mới, hai năm nữa lập gia đình hoặc mười năm nữa mua nhà... và từ đó, đặt ra tiêu chí tiết kiệm cơ bản để mỗi tháng sẽ dành ra một khoản thu nhập của mình cho tiết kiệm. Đây được xem là chi phí cố định mỗi tháng.

- Bước 2: Xác định tổng thu nhập mỗi tháng.

- Bước 3: Thống kê các khoản chi tiêu mỗi tháng bao gồm các khoản chi phí cố định (tiền nhà, tiền điện nước...) và chi phí không cố định (thăm nhà, vui chơi với bạn bè...).

- Bước 4: Lập ngân sách để đạt được tự do về mặt tài chính. Lúc này, bạn đã biết được mình sẽ được tự do chi tiêu trong một định mức cố định hàng ngày. Hôm nay xài nhiều thì ngày mai sẽ phải bớt lại.

VI. Vấn đề tiết kiệm


VI.1 - Thiết lập kế hoạch chi tiêu.

Trước hết, bạn nên tạo một kế hoạch chi tiêu hàng tháng. Có hai loại chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định bao gồm hóa đơn, phí trả góp hàng tháng... Chi phí biến đổi bao gồm những chi phí tăng hoặc giảm đi mỗi tháng. Hãy lập danh sách tất cả chi phí và phân bổ một số tiền nhất định. Sau đó, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ thực hiện đúng theo kế hoạch chi tiêu.

VI.2 - Tránh chi phí không đáng có.

Nên tránh phát sinh những chi phí không đáng có. Không mua một cái gì đó nếu không thực sự cần, hoặc không sử dụng nhiều. Chi phí không đáng có sẽ ngốn đi của bạn khoản tiền lớn.

VI.3 - Ăn sáng ở nhà và mang theo bữa trưa.

Từ bỏ thói quen ăn sáng và ăn trưa ở nhà hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền kha khá. Thay vào đó bạn có thể ăn sáng ở nhà sau đó nấu nướng và mang theo bữa trưa đến nơi làm việc. Ăn sáng và mang theo bữa trưa không chỉ rẻ hơn mà còn giúp bạn khỏe mạnh hơn. Bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn khi ăn bữa cơm do mình tự nấu.

VI.4 - Đi bộ hoặc đi xe đạp.

Thay vì đi taxi hoặc hoặc đi xe bus bạn có thể đi bộ hoặc đi xe đạp. Nếu thời gian là một vấn đề, bạn có thể đi xe bus để giảm chi phí rồi sau đó đi bộ đến nơi làm việc. Đi bộ, đi xe đạp hoặc đi xe bus giúp bạn tiết kiệm tiền và cũng là cơ hội tốt để bạn rèn luyện sức khỏe.

VI.5 - Bỏ thuốc lá, bỏ rượu.

Những thói quen xấu có thể làm bạn tốn rất nhiều tiền, bao gồm thói quen hút thuốc và uống rượu hại cho cuộc sống và tiền bạc của bạn. Bỏ thuốc lá bắt đầu với việc giảm số lượng thuốc lá mỗi ngày và cuối cùng từ bỏ nó. Bạn có thể làm tương tự với thói quen uống rượu. Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền cho các mục đích hữu ích hơn. Đừng để những thói quen xấu kiểm soát, gây hại cho cuộc sống và tiền bạc của bạn.

VI.6 - Điều chỉnh chế độ ăn uống.

Mỗi khi ra ngoài, thậm chí ở nhà, bạn thường mang theo cái gì đó để nhấm nháp, và đó đã trở thành thói quen khó bỏ. Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, tránh mua các đồ ăn vặt và thay vào đó bạn hãy mua các thực phẩm lành mạnh như trái cây tươi. Để làm dịu sự thèm ăn, bạn không nên mua chocolate và bánh ngọt, từ đó bạn sẽ không có nhu cầu thưởng thức những đồ ăn có chứa lượng calo cao, giảm ăn vặt và tiết kiệm được rất nhiều tiền.

VI.7 - Tìm những dịch vụ rẻ hơn hoặc miễn phí.

Bất cứ lúc nào bạn cần chi tiêu tiền bạc, hãy xem xét để có thể thay thế bằng dịch vụ rẻ hơn hoặc miễn phí. Ví dụ, nếu bạn thích đọc sách và tạp chí, hãy thử đọc qua Internet. Hiện nay, hầu hết báo và tạp chí đều phát hành các phiên bản trên Internet, vì vậy đừng bỏ lỡ bất kỳ tờ báo hay tạp chí nào. Thay vì mua sách mới, bạn có thể đến một thư viện và mượn sách mới hàng tháng.

VI.8 - Đừng mua sắm để tiêu khiển.

Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, đừng là tín đồ mua sắm. Quan trọng hơn, bạn đừng mua sắm để tiêu khiển hay giảm stress. Thay vào đó, bạn có thể đi đến công viên hoặc đi bộ và làm bất cứ điều gì khác mà không liên quan đến tiêu tiền.

VI.9 - Tránh những thương hiệu đắt tiền.

Một cách khác để tăng khoản tiền tiết kiệm là kiềm chế mua hàng từ những thương hiệu đắt tiền. Bạn có thể thích một số thương hiệu.Tuy nhiên việc tìm những mặt hàng rẻ hơn và có chất lượng tương đương sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền lớn.

VI.10 - Mở tài khoản gửi tiền định kỳ.

Bạn muốn cố gắng hết sức để cắt giảm chi phí và cải thiện thói quen chi tiêu để tăng khoản tiền tiết kiệm, mở tài khoản tiền gửi định kỳ trong ngân hàng cũng là một ý kiến hay. Khi đó, bạn sẽ có động lực để tiết kiệm tiền hơn vì bạn phải gửi một khoản tiền nhất định hàng tháng.

Nguồn : Tâm Gà Search Box tổng hợp từ Internet


Đưa ra quyết định chi tiêu dựa trên nhu cầu và mong muốn

Bạn đang xem một trong các bài viết tại Chuyên Mục digital-marketing. Và đây là địa chỉ link bài viết http://www.c10mt.com/2016/02/dua-ra-quyet-dinh-chi-tieu-dua-tren-nhu-cau-va-mong-muon.html . Tâm Gà xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Tâm Gà nếu bài viết có ích !
Sunday, February 28, 2016 DMCA com Protection Status