• Thiếu canxi ở trẻ em khắc phục bằng cách nào ?

Thiếu canxi ở trẻ em khắc phục bằng cách nào ?

( Thiếu canxi www.c10mt.com ) Khắc phục tình trạng thiếu canxi ở trẻ bằng cách đơn giản. Nhiều ông bố, bà mẹ đưa con đến bác sĩ với vẻ mặt lo lắng: Sao con tôi cứ khóc ngằn ngặt về đêm, dỗ thế nào cũng không nín hay là cháu bị đau ở đâu ? Có người lại thắc mắc: Sao mấy đứa nhỏ sinh cùng lúc với con tôi ở chung xóm đều đã mọc răng, biết bò... còn con tôi sao chậm quá? Đó có thể là những triệu chứng của tình trạng thiếu hụt can-xi ở trẻ em.

Thiếu canxi ở trẻ em khắc phục bằng cách nào www.c10mt.com


*** Bài viết liên quan khác : Giải pháp khắc phục triệu chứng thiếu canxi đơn giản ?

Nguyên nhân và biểu hiện của trẻ thiếu canxi


Can-xi là một trong những muối khoáng có chức năng quan trọng, can-xi tham gia vào các phản ứng chuyển hóa, điều hòa môi trường trong cơ thể như trong mạch máu, trong tế bào... Đặc biệt, can-xi là thành phần quan trọng của xương bởi 99% xương là can-xi. Chính vì vậy, can-xi rất cần thiết cho người, nhất là đối với trẻ em- những cơ thể đang lớn, cần can-xi để phát triển bộ xương, răng, chiều cao...

Khoảng 2 tuần đầu sau khi chào đời, do xương phát triển mạnh, nhu cầu can-xi của trẻ rất lớn. Trong khi đó, sau khi cắt rốn, lượng canxi từ mẹ cung cấp cho con bị cắt đột ngột và nguồn can-xi cung cấp từ bên ngoài qua sữa thường thiếu. Vì vậy trẻ có thể bị giảm can-xi máu. Mức độ giảm can-xi máu và phản ứng của từng trẻ không giống nhau. Có trẻ có thể tự điều chỉnh được tình trạng này sau vài giờ hoặc vài tuần, tùy theo hoạt động của tuyến cận giáp và chế độ ăn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu can-xi, như: bất thường chuyển hóa vitamin D, suy tuyến cận giáp, chế độ ăn thiếu canxi, thừa phosphate... Ngoài ra, trẻ sinh nhẹ cân, đặc biệt là những trẻ chậm phát triển trong tử cung, mẹ bị tiểu đường, sinh ngạt, trẻ sinh non bị suy hô hấp... là những đối tượng có nguy cơ cao. Trẻ không được hoặc ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng dễ bị giảm can-xi máu do thiếu vitamin D. Trẻ bị hạ can-xi máu thường có những triệu chứng sau:

+ Khóc đêm: khi ngủ, trẻ hay bị giật mình và mỗi lần như vậy, trẻ thường khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt. Cơn khóc có thể kéo dài nhiều giờ hoặc suốt đêm.

+ Đổ mồ hôi trộm: trẻ ra nhiều mồ hôi về đêm, ngay cả khi không vận động.

+ Chậm mọc răng, răng sậm màu, dễ gãy.

+ Bị rụng tóc vùng sau gáy, tạo thành hình vành khăn.

+ Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.

+ Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà. Vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.

+ Trương lực cơ giảm: cơ hô hấp kém hoạt động làm trẻ dễ bị viêm phổi; trương lực cơ thành bụng giảm làm cho bụng chướng, rốn lồi.

+ Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, bò, đi, đứng...

+ Trẻ thiếu can-xi thường có biểu hiện tăng kích thích thần kinh cơ hay tình trạng Spasmophilie: có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt do co thắt cơ hoành, ọc sữa do co thắt cơ dạ dày... tiêu và tiểu són nhiều lần do co thắt cơ thành ruột và cơ bàng quang.

Nếu không giải quyết tốt nguyên nhân gây hạ can-xi máu thì ngoài những biến chứng như trên, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến xương và gây còi xương sớm, biến dạng xương, gù vẹo cột sống. Các biến dạng về xương có thể trở thành vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Chẳng hạn, khi trẻ lớn lên, đầu có dạng đầu cá trê hoặc méo một bên, ngực lép kiểu ức gà, lưng gù, chân cong, răng hô, tướng đi chữ bát.

Các bà mẹ cần lưu ý rằng can-xi không được tạo ra trong cơ thể mà được cung cấp hàng ngày bởi thức ăn. Những thực phẩm giàu can-xi là: sữa, các chế phẩm của sữa, mè, trứng, tép, cua đồng, rạm, đậu nành, những chế phẩm làm từ đậu nành. Tuy nhiên, để can-xi được hấp thu và sử dụng tốt, cơ thể phải có đủ vitamin D. Nếu thiếu vitamin D thì dù trẻ có ăn uống đầy đủ vẫn bị thiếu can-xi. Đó là những trẻ “còi xương do thiếu vitamin D”. Để tránh cho trẻ bị thiếu hụt can-xi, cần chú trọng:

+ Trong giai đoạn mang thai và cho con bú, mẹ cần ăn uống đủ chất, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày (khoảng 500ml). Trong chế độ ăn của bà mẹ, cần tăng cường các chất giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa và chất béo.

+ Khi sinh ra, trẻ cần được bú sữa mẹ đầy đủ, đồng thời cả mẹ và bé cùng tắm nắng mỗi ngày. Trẻ có thể tắm nắng từ tuần thứ 2 sau sinh. Nên tắm nắng vào buổi sáng, tốt nhất là 7-9 giờ, nên tránh lúc có gió nhiều hoặc trời nắng gắt. Thời gian tắm nắng mỗi lần là 10-30 phút. Tắm nắng cho trẻ ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, nhiều ánh sáng mặt trời rọi tới. Lưu ý, không được ngồi sau cửa kính để tắm nắng vì kính làm mất tác dụng của tia cực tím; cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng; chỉ cho bé mặc quần áo ngắn, để da bé tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt.

+ Khi trẻ ăn dặm, phải cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thức ăn và ăn cả xác thức ăn. Thức ăn chính của trẻ là sữa. Sữa là loại thức ăn giàu can-xi nhất và dễ hấp thu nhất. Vì vậy, trong khẩu phần ăn của trẻ, cần duy trì ít nhất là 500ml sữa đối với trẻ dưới 3 tuổi hoặc 300ml sữa đối với trẻ trên 3 tuổi. Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ... và nhất là nước khoáng bởi lượng khoáng chất cao trong những loại nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.

Trong chế độ ăn của trẻ, luôn cung cấp đầy đủ chất đạm, nhất là đạm động vật, và chất béo. Mỗi chén thức ăn của trẻ phải thêm 1-2 muỗng cà-phê dầu ăn. Cho trẻ ăn bổ sung các bột dinh dưỡng có thêm can-xi. Thức ăn có nhiều can-xi là cua đồng, ốc nhồi, tép, tôm đồng, trứng, sữa, mè, đậu nành, rau ngót, rau muống, rau bí... Các loại thực phẩm trẻ ăn hàng ngày như: sữa, trứng, thịt, cá, cua, tôm, gan, phô-mai, các loại đậu, tảo, bơ, dầu, mỡ... cũng đem lại nhiều can-xi và vitamin D ở dạng tiền chất (tức là chưa hoạt động). Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời sẽ giúp chuyển hóa tiền vitamin D dự trữ dưới da của bé thành vitamin D hoạt động, giúp tăng sự hấp thụ can-xi ở ruột, tăng sự gắn kết can-xi vào răng, xương, làm chắc răng, giúp xương phát triển và điều hòa can-xi trong máu.

Có thể nói, thiếu hụt can-xi ở trẻ không phải là bệnh nguy cấp, nhưng về lâu dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ mặc cảm trước những dị tật của cơ thể. Để đề phòng, khắc phục sự thiếu hụt can-xi, các bà mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống của mình ngay từ khi mang thai và sau khi trẻ chào đời, phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Mỗi lứa tuổi có nhu cầu can-xi khác nhau. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhu cầu can-xi ở từng lứa tuổi như sau:

 + Từ 0 đến 1 tuổi: cần 400 mg- 600 mg/ngày.

 + Từ 1 đến 10 tuổi: cần 800 mg/ngày.

 + Từ 11 đến 24 tuổi: cần 1.200 mg/ngày.

+ Từ 24 đến 50 tuổi: cần 800 mg- 1.000 mg/ngày.

+ Phụ nữ có thai, người cao tuổi: cần 1.200 mg-1.500 mg/ngày.

Phòng và điều trị tình trạng trẻ thiếu canxi


- Nhiều trường hợp thiếu canxi nhẹ, bác sĩ có thể cho bé uống canxi, kết hợp với vitamin D hàng ngày cho đến khi nào lượng canxi trong cơ thể bé ở mức cân bằng.

- Để chủ động phòng ngừa bệnh còi xương và chứng hạ canxi máu do còi xương, các bà mẹ có con nhỏ cần bảo đảm nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

- Bạn cũng nên cho bé tắm nắng hàng ngày (trước 9h sáng) để bé tăng cường hấp thu canxi thông qua quá trình tổng hợp vitamin D. Nên bế con ra ngoài phòng, ngồi ở nơi không có gió lùa, để lộ tay, chân, lưng, ngực, bụng của trẻ ra ánh nắng mặt trời chừng 10 – 15 phút. Cho trẻ uống vitamin D mỗi ngày.

- Bữa ăn hàng ngày của mẹ cũng cần có thêm những thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, sữa, rau muống, rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, vừng, đậu tương… (chú ý nếu bé bị dị ứng).

- Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, cần ưu tiên những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và canxi, nhớ cho trẻ ăn thêm dầu, mỡ, uống nước hoa quả tươi và ăn thêm quả chín. Phòng ở của trẻ cần thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng.

Những cách đưa canxi vào chế độ dinh dưỡng của trẻ


- Bữa sáng: Cho trẻ ăn loại ngũ cốc điểm tâm giòn luôn có sữa tươi kèm theo. Nếu trẻ không “chịu” món sữa này, có thể thay thế bằng bún riêu cua mềm dễ nuốt có tàu hũ hoặc bánh đúc đậu phụ chiên chấm tương vốn rất giàu canxi.

- Đăng ký cho con vào danh sách uống sữa ở trường lớp.

- Trời nóng, khuyến khích trẻ ăn kem hay uống loại đồ uống từ sữa ướp lạnh, có thêm cacao hay trái cây như dâu, cam mà trẻ thích hơn sữa đơn thuần rất nhiều.

- Trời mưa lạnh, cho trẻ uống sữa cacao nóng với vài chiếc bánh quy giòn lạt hay mặn có tăng cường canxi.

- Tận dụng máy xay sinh tố sáng chế ra những đồ uống hấp dẫn có sữa, kem (làm từ sữa) hay sữa chua đông thành kem với hương vị vani, chuối, dứa, sầu riêng, mãng cầu, ca cao…

- Cho trẻ ăn bánh có nhân trộn thêm sữa.

- Thêm sữa bột gầy vào xốt những món ăn mặn như ra-gu, ca-ri thịt, đậu, khoai…

- Cho trẻ ăn pho mai và sữa chua vào những bữa phụ.

- Giải khát: Cho uống nước cam, quýt.

- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh như rau muống, bó xôi, bông cải xanh giàu canxi hoặc các rau khác.

Quan trọng hơn cả là giải thích cho con bạn hiểu rằng nếu muốn cao, khỏe, đẹp thì cần uống sữa mỗi ngày hoặc ăn sữa chua, pho mai, kem làm từ sữa.

Mỗi bữa ăn, thay vì uống nước, các cháu nên uống ¼ lít sữa (1 ly lớn), người lớn cũng uống 1 ly. Nếu sợ các bé béo vì sữa, có thể dùng sữa “gầy”; trẻ đang tuổi học sinh nên uống sữa có 2% chất béo, các bé lẫm chẫm biết đi thì uống sữa nguyên kem.

Hỏi đáp liên quan bệnh thiếu canxi ở trẻ em


Câu Hỏi 1: Bé trai nhà cháu 4 tháng tuổi nặng 7,7kg và dài 66cm. Bé có hiện tượng ngủ không ngon giấc, giấc ngủ ban ngày ngắn hơn và không yên, thỉnh thoảng khóc thét lên và tay chân đập loạn lên trong lúc ngủ đêm. Ăn uống bình thường và cũng ra mồ hôi nhiều. Cháu muốn hỏi đấy có phải hiện tượng thiếu canxi không và nếu thiếu có thể dùng thuốc gì, liều lượng và cách sử dụng thế nào? Hiện tại cháu đang cho bé uống thuốc canxi chắc răng cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi, ngày nào cũng uống, thuốc được xách tay từ Đức về. Nếu cháu cho dùng canxi thì có phải dừng loại thuốc đang uống hay không? Cháu mong sớm nhận được sự giúp đỡ của bác. Cháu chân thành cảm ơn.

- Trả lời : Theo các dấu hiệu mô tả thì con cháu đang bị còi xương thể bụ bẫm, không biết thuốc xách tay ở Đức về thành phần gồm những gì và cháu đã uống được bao lâu rồi? Nếu uống đã lâu mà không hết các dấu hiệu trên thì nên ngừng lại và cho con đi khám BS, vì chỉ khi khám trực tiếp mới có chẩn đoán chính xác mức độ của bệnh, BS mới có thể cho biết liều thuốc chính xác được, vì liều lượng vitamin D, canxi và kẽm ở mỗi bé là khác nhau tùy theo mức độ còi xương, nếu chưa đi khám được cháu nên cho bé tắm nắng 30 phút/ngày vào trước 9h sáng và uống 2 giọt Aquadertrim/ngày.

Câu Hỏi 2: Con cháu năm nay lên 3 tuổi, bé được 15.5kg- dài 96cm. Uống sữa được, lười ăn cơm. Lúc 4 tháng tuổi cháu có cho bé đi khám , bé bị thiếu canxi và đã bổ sung canxi cho bé. Đến nay, cứ 6 tháng cháu bổ sung canxi cho bé 1 lần. Nhưng thi thoảng bé vẫn cứ kêu đau chân, cháu có cho bé đi khám và Bác sĩ  bảo bé đang chuyển hóa canxi. Vậy cháu có nên cho bé uống canxi tiếp hay không và uống loại thuốc nào là tốt nhất. Cô hãy cho cháu lời khuyến với. Cháu xin cảm ơn.

- Trả lời : Cháu bị đau chân như vậy là do thiếu canxi, được gọi là đau xương do tăng trưởng chứ không phải là đang chuyển hóa canxi, bé uống được nhiều sữa nhưng do thiếu vitamin D nên không hấp thu được canxi, hơn nữa do bé lớn nhanh nên nhu cầu canxi lại cao hơn các bé khác nên dễ bị thiếu. Cháu có thể cho bé uống vitamin D 200.000 UI 1 ống duy nhất hoặc Aquadertrim 4 giọt/ ngày trong 3 – 4 tuần sau đó duy trì 2 giọt/ ngày cho hết lọ, uống 1 ống calciumcorbier 5ml trong vòng 3 – 4 tuần, ngoài ra nên cho bé tắm nắng 30 phút/ngày trước 9h sáng.

Câu Hỏi 3: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay khóc đêm, đi khám BS chẩn đoán bị thiếu canxi. Bệnh như thế có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không, bằng cách nào? (Phan Thanh Liem - TP.HCM)

- Trả lời : Hiện tượng hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh thường gặp phổ biến nhất trong 2 tuần đầu sau sinh, do xương cần phát triển mạnh, đòi hỏi lượng canxi cung cấp rất lớn, nhưng sau khi cắt rốn, lượng canxi từ mẹ cung cấp cho con bị cắt đột ngột và nguồn canxi cung cấp từ bên ngoài qua sữa thường thiếu. Vì vậy canxi máu có thể giảm sau sinh, mức độ giảm tùy theo trẻ và phản ứng của trẻ với hạ canxi cũng không giống nhau. Cơ thể trẻ có thể tự điều chỉnh được tình trạng này sau vài giờ hoặc vài tuần, tùy theo hoạt động của tuyến cận giáp và chế độ ăn. Trẻ đẻ non dễ bị hạ canxi máu, nhưng thường thì trẻ sẽ tự điều chỉnh được. 

Một số nguyên nhân khác gây thiếu canxi ở trẻ sơ sinh là do mẹ mắc bệnh tiểu đường, nhiễm độc thai nghén, cường tuyến phó giáp, chế độ ăn thiếu canxi, trẻ bị ngạt, sau đẻ trẻ bị thiếu oxy máu... Tình trạng thiếu canxi kéo dài có thể do trẻ bị thiểu năng tuyến giáp trạng hay ăn sữa có nhiều phosphat… Một nguyên nhân phổ biến hay gặp, nhất là ở các vùng quê Việt Nam, là do thiếu ánh nắng gây thiếu vitamin D, do sau sinh các bà mẹ thường nằm trong buồng tối, tránh ánh nắng mặt trời nhiều tuần, nhiều tháng sau đẻ dẫn đến cả mẹ và con đều có nguy cơ thiếu vitamin D và hạ can xi máu.

Biểu hiện của thiếu canxi máu tùy thuộc vào mức độ có thể gặp các dấu hiệu như: khi ngủ hay bị giật mình và mỗi lần như vậy có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài và có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm. Càng dỗ, càng ru, càng cho bú càng khóc nhiều, có thể ngưng thở trong cơn khóc. Trẻ bị thiếu canxi hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa… Ở những trường hợp thiếu canxi nặng có thể ngưng thở và thở nhanh, những cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim.

Tiến triển của hạ canxi máu: nếu không giải quyết tốt nguyên nhân gây hạ canxi máu thì ngoài những biến chứng như trên thì lâu dài sẽ ảnh hưởng đến xương và gây còi xương sớm, biến dạng xương, gù vẹo cột sống. Các biến dạng về xương có thể trở thành vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời, khi trẻ lớn lên đầu có dạng hình cá trê hoặc méo một bên, ngực lép kiểu ức gà, lưng gù, chân cong, răng hô, tướng đi chữ bát...

- Điều trị: Nếu hạ canxi máu cấp gây cơn co giật thì phải đưa trẻ nhập viện để tiêm canxi gluconate vào tĩnh mạch. Những trường hợp thiếu canxi nhẹ, không có cơn co giật có thể cho uống canxi gluconate kết hợp với vitamin D hàng ngày cho tới khi canxi máu trở về bình thường. Đối với trẻ bú mẹ, cần điều trị cả mẹ lẫn con nếu lượng canxi trong máu và sữa mẹ cũng giảm. Ngoài ra cả mẹ và con nên tắm nắng vào các buổi sáng mỗi lần 30 phút liên tục cho tới khi trẻ biết đi. Trong chế độ ăn của mẹ cần tăng cường các chất giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa và chất béo.

Câu Hỏi 4 : Xin các bác sĩ cho biết rõ và cụ thể hơn về biểu hiện của bệnh còi xương hay thiếu canxi ở trẻ em dưới 1 tuổi . Khi mắc bệnh này cần chữa trị như thế nào và có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ nhỏ ? Trân thành cảm ơn các bác sĩ. (Vũ Quý). 

- Trả lời : Khoảng 2 tuần đầu sau sinh, một số bé có biểu hiện hạ canxi. Nguyên nhân là vì giai đoạn này, xương của bé phát triển mạnh, đòi hỏi lượng canxi lớn; trong khi đó, nguồn canxi bé hấp thụ qua sữa thường không đủ so với nhu cầu. Dấu hiệu bé thiếu canxi. Bé thường hay bị giật mình, quấy khóc khi ngủ. Cơn khóc ở bé có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Bé xuất hiện dấu hiệu đỏ hoặc tím mặt. Bé co cứng toàn thân. Bé có biểu hiện khó thở, nôn trớ… Trường hợp nặng, bé thở nhanh; đi kèm nhịp tim tăng mạnh, thậm chí, bé có thể bị suy tim. Với bé dưới 6 tháng tuổi: Bé hay quấy khóc; bé ra nhiều mồ hôi (nhất là vùng đầu, gáy); bé có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn; đầu bé có thể bị bẹp như cá trê… Với bé trên 6 tháng tuổi: Bé thường ra mồ hôi trộm; bé quấy khóc về đêm; bé chậm mọc răng; bé chậm phát triển kỹ năng vận động (chậm biết bò, đứng, đi…). Nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài, bé có thể bị chân vòng kiềng, vẹo cột sống…

Lưu ý: Để biết chắc bé có bị thiếu canxi không, bạn nên đưa bé đi khám.

- Nguyên nhân : Bé thiếu chế độ tắm nắng phù hợp; cho nên, bé phải đối mặt với chứng thiếu vitamin D và nguy cơ tụt canxi trong máu. Tình trạng thiếu canxi kéo dài có thể do bé bị thiểu năng tuyến giáp trạng. Do chế độ ăn uống của bé thiếu canxi. Do người mẹ mắc chứng tiểu đường, nhiễm độc thai nghén… Do bé bị ngạt, bị thiếu oxy trong máu trong quá trình sinh nở… Điều trị và phòng tránh. Nhiều trường hợp thiếu canxi nhẹ, bác sĩ có thể cho bé uống canxi, kết hợp với vitamin D hàng ngày cho đến khi nào lượng canxi trong cơ thể bé ở mức cân bằng. Bạn cũng nên cho bé tắm nắng hàng ngày (trước 9h sáng) để bé tăng cường hấp thụ canxi thông qua quá trình tổng hợp vitamin D. Chế độ ăn của người mẹ đang cho con bú cần tăng cường các chất giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa (chú ý nếu bé bị dị ứng)... Chúc bé hay ăn chóng lớn!

Nguyễn Thanh Tâm Google Search Box www.c10mt.com ( Tổng Hợp )

Searches related to thieu canxi ở trẻ em

  • thiếu canxi ở trẻ sơ sinh
  • dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ
  • bà bầu thiếu canxi
  • thieu canxi o tre so sinh
  • tre thieu canxi uong thuoc gi


Thiếu canxi ở trẻ em khắc phục bằng cách nào ?

Bạn đang xem một trong các bài viết tại Chuyên Mục thieu-canxi. Và đây là địa chỉ link bài viết http://www.c10mt.com/2015/05/thieu-canxi-o-tre-em-khac-phuc-bang-cach-nao.html . Tâm Gà xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Tâm Gà nếu bài viết có ích !
Wednesday, May 27, 2015 DMCA com Protection Status