• Kỹ Năng Mềm dành cho Giáo Viên giảng dạy

Kỹ Năng Mềm dành cho Giáo Viên giảng dạy

kỹ năng mềm dành cho giáo viên

Đây là những kỹ năng mềm cơ bản và có chút nâng cấp tí ít dành cho các giáo viên trong quá trình giảng dạy, cũng như trong quá trình giao tiếp với học sinh hiện nay. Tài liệu này tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau và được Tâm Gà đút kết lại trong phần Kỹ Năng Mềm nhé.

KỸ NĂNG MỀM DÀNH CHO GIÁO VIÊN

Như chúng ta cũng đã biết để trở thành một giáo viên mẫu mực, chuyên nghiệp thì người giáo viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức giảng dạy phong phú, phương pháp tiếp cận đa dạng. Tâm Gà sẽ trích đăng những một số điều cơ bản mà những người làm nghề giáo nên biết. Nào chúng ta hãy cùng nhau trao đổi thêm nhé.

- Điều 1 : Hãy vui cùng những thành tích (dù rất nhỏ) của học trò đồng thời hãy chia sẻ những thất bại với chúng.
Phân tích từ Tâm Gà : cũng như mình thôi, nếu bạn đạt được thành tích tốt, bạn rất muốn được giáo viên khen tặng. Thì đó là cách để một giáo viên có thể tiếp cận tốt với học sinh. Nhưng nếu bạn không đạt được thành tích tốt, thì bạn cũng muốn được giáo viên chỉ dạy và khuyên bảo bạn thêm nhiều điều khác. Những ý kiến từ giáo viên trong những tình huống có vẻ nhỏ như thế này sẽ làm động lực ban đầu cho học sinh đấy.

- Điều 2 : Gần gũi và thân thiện với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng.
Phân tích từ Tâm Gà : học sinh muốn có một người thầy, và cũng muốn có thêm một người bạn để chia sẻ buồn vui. Điều này thật đúng nếu như bạn muốn hiểu được tâm trạng hiện giờ của học sinh, mà mình đang giảng dạy. Học sinh muốn gì ở nơi bạn, đừng quá cứng nhắc với ý nghĩ bạn là giáo viên thì chẳng có gì phải gần gũi và thân thiện với học trò, đó là điều cấm kị trong quá trình giảng dạy.

- Điều 3 : Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời ?
Phân tích từ Tâm Gà : chẵng có lý do gì mà bạn giấu đi cái tôi của mình. Hầu như, các giáo viên đều mắc chung một khuyết điểm như vậy. Họ tự cho là mình đã học được từ khá nhiều kiến thức khi còn trên ghế nhà trường sư phạm rồi, thì chẳng việc gì phải tỏ ra vẻ thiếu hiểu biết với học sinh. Có đôi khi một sự việc vô cùng đơn giản, cũng bị bạn lái theo chiều hướng tiêu cực luôn. Hòa nhập với học sinh để tìm ra những đáp án, những câu trả lời thật hay, để bổ sung thêm kiến thức cho chính mình.

- Điều 4 : Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập.
Phân tích từ Tâm Gà : tạo động lực cho học sinh trong mỗi giờ học, tạo cho các em thêm tự tin, giao tiếp với các em nhẹ nhàng, từ tốn để cho các em thấy việc học là đam mê, là sáng tạo thì trong mỗi cá nhân học sinh như thế sẽ không bị rơi vào hoàn cảnh tự ti hay tự kỹ với bản thân mình.

- Điều 5: Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.
Phân tích từ Tâm Gà : đối với học sinh, khi đã đi học thì cũng đã phải chia tay gia đình trong một khoảng thời gian ngắn nào đó. Nơi mà lúc ở nhà được cưng như trứng, hứng như hoa. Mà giờ khi lên trường gặp thì toàn gặp những thầy cô nóng tính, mặt đằng đằng sát khí như thế thì lấy đâu ra tinh thần để học. Tuy có kỷ luật là tốt, là hay, nhưng phải biết áp dụng vào đúng thời điểm, đúng khoảng khắc. Đừng áp dụng cứng nhắc mà làm cho các em thêm thụ động, tạo tinh thần nhát việc trong các em.

- Điều 6 : Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm bắt đầu.
Phân tích từ Tâm Gà : giống như thế này, trong quá trình giảng dạy bạn đừng thao thao bất tuyệt từ A đến Z, hãy dành chút thời gian cho các em phát biểu ý kiến của mình. Những ý kiến đóng góp nhỏ sẽ tạo thêm thú vị trong việc giảng dạy của bạn, và tạo tinh thần thoải mái học cho các em. Ví dụ như : "Giáo viên giảng con gà có hai cái chân. Học sinh cũng bàn sôi nổi dưới bàn là con gà cũng có ba chân vậy. Vậy chân thứ ba của nó là chân gì ?" Ai có thể giải thích cho chúng, chỉ có giáo viên mới là người mà các em cần muốn trao đổi thôi.

- Điều 7 : Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập.
Phân tích từ Tâm Gà : ngày xưa đi học, mỗi lần gặp phụ huynh học sinh là Tâm Gà điếng lên cả người, vì đâu ? Là lý do hồi xưa quậy quá nên bị cô giáo than phiền. Thì bây giờ, nếu bạn gặp tình trạng như thế thì hãy bình tĩnh, trao đổi thẳng thắn với các phụ huynh. Nhưng chú ý, đừng quá thân mật với phụ huynh quá. Đôi khi thân mật quá sẽ tạo ra nhiều lời dèm pha, một sự công kích từ một người, có khi cả xóm, cà làng đều biết đấy.

- Điều 8 : Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của chúng, vui thì chia vui, buồn thì chia sẻ, động viên.
Phân tích từ Tâm Gà : nếu như người ta nói một nụ cười là mười thang thuốc bổ.Thì sao bạn không cười đi nào, đối với học sinh khi cười với các em thì các em sẽ bớt sợ hơn. Nhờ đó, sự giao tiếp từ giáo viên với học sinh sẽ dễ dàng hơn, dễ nghe tâm tư nguyện vọng của các em hơn. Ngày xưa, mỗi lần Tâm Gà lên lớp là gặp đúng ông thầy với vẻ mặt đằng đằng sát khí, tay cầm roi mây. Học sai hay trả bài không thuộc là phạt roi. Ấy thế mà giờ học trở thành nơi cực hình trong địa ngục trần gian đấy. Đừng như thế nhé bạn.

- Điều 9 : Bạn phải luôn ghi nhớ vấn đề này, với học trò thì không phải là một chiếc bình rỗng cần đổ đầy kiến thức mà các em sẽ là những ngọn đuốc cần được chúng ta thắp lên.
Phân tích từ Tâm Gà : cũng như bao bạn học sinh khác. Mình cũng luôn muốn tìm tòi và học hỏi thêm kiến thức, khi đó những kiến thức từ ghế nhà trường là chưa đủ trong xã hội hiện nay. Kiến thức lạc hậu, khô khan, không đổi mới tư duy thì khi giảng dạy cho các em, bạn cũng sẽ y như là một con vẹt trong cuốn sách bước ra ngoài đời thường. Cái nào có sự thay đổi thì hãy cho các em tự tìm tòi thêm, và hẹn một ngày sau đó sẽ trả lời các câu hỏi của các em nhé.

- Điều 10 : Điểm kém ảnh hưởng không tốt, đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chừng nào có thể để tránh cho các em bị điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này.
Phân tích từ Tâm Gà : là học sinh mà khi đi học lúc nào cũng gặp con 0 ( Zero ) mang về nhà, rồi lại bị đòn, bị cấm tiệt nhiều thứ mà đáng lý ra ở tuổi này các em sẽ được thoải mái. Nếu bạn thấy một em học sinh, học tập sa sút, hãy lại gần và hỏi hăn để biết vì sao em học sa sút, để tìm nút thắt và tháo gở chúng ra cho các em. Ví dụ : bạn thấy một em quên học bài, và bạn cho em đó Zero, và trong thâm tâm của em đó thấy buồn trong việc học. Nhưng bạn đâu biết rằng, ngoài giờ học em đó còn phải lao vào phụ kiếm thêm tiền để trả học phí. Đâu là hành động đúng hay sai ? Hãy lại gần và giúp đở em đó tốt hơn trong việc học nhé.

kỹ năng giao tiếp dành cho giáo viên


- Điều 11 : Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn.
Phân tích từ Tâm Gà : trong quá trình giảng dạy, bạn đừng theo lói mòn của tư duy cũ, những cách giảng dạy cũ khi lúc xưa bạn được học thì đối với thời đại hiện giờ, không còn mấy khả quan. Tạo điểm nhấn trong quá trình giảng dạy, tìm những phát minh mới trong phương pháp dạy học hiện nay, cũng như tạo sự trao đổi trong quá trình giảng dạy của các em. Khách khích lệ, tạo thêm nhiều sự bàn luận trong quá trình học tập, để các em thấy giờ học là thêm phần phấn khích.

- Điều 12 : Nếu bạn phải cân nhắc và lựa chọn việc cho hai điểm số, thì khi bạn cho điểm học sinh nào đó, bạn hãy chọn cho điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng.
Phân tích từ Tâm Gà : đối với học sinh, nếu được phê vào điểm 9 hay 10 thì lúc nào miệng cũng cười tươi roi rói. Về nhà lật đật đem đi khoe ba mẹ, khoe cô dì chú bác. Các em lúc đó sẽ thấy mình đã cố gắng không vô ích. Cho dù điểm số chỉ nói lên phần nào thôi, nhưng đó cũng là một động lực cho các em cố gắng lên. Hãy gặp những em khác, động viên em đó nếu điểm số không tốt học kỳ này thì sẽ cố gắng học kỳ sau nhé.

- Điều 13 : Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm.
Phân tích từ Tâm Gà : nếu bạn dạy trong nhà nước thì một số sẽ có sỉ số tầm 40 đến 55 em học sinh. Còn dạy theo trường quốc tế thì một lớp giao động tầm 10 đến 15 em. Càng nhiều học sinh thì bạn càng phải vất vả thêm. Nhưng đừng vì quá nuông chiều các em học sinh giỏi của mình, mà quên các em có học lực yếu khác. Biết đâu sau này, chính các em có học lực yếu được bạn động viên, thẳng thắn trao đổi với các em đó, thì có thể học kỳ sau sẽ tốt hơn những em học sinh giỏi kia nữa đấy.

- Điều 14 : Hãy nhớ rằng trên lớp học sinh cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được.
Phân tích từ Tâm Gà : giờ học mà khi xưa mình được học là luôn luôn náo nhiệt, thầy cô lúc nào cũng tươi roi rói. Dạy toàn kiến thức mới, mặc dù có đi chệch tí xíu trong giáo trình, nhưng vẫn đúng theo hướng mà Bộ Giáo Dục Đào Tạo đã ra. Những cái gì mới, là giáo viên đã dạy kèm trong tiết học đó chừng 10 phút là đủ để các em tiếp nhận thông tin tốt hơn rồi.

- Điều 15 : Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bận cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quí giá nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương.
Phân tích từ Tâm Gà : mỗi một người phụ huynh đều biết rằng, để có một đứa con là điều rất khó, vì đủ thứ trên đời họ phải lo cho con của mình. Nếu gặp những người hiếm muộn, bạn sẽ càng thấy đó là điều đúng hơn nữa. Họ coi con mình là quý tử, là cục vàng cục bạc. Cho nên bạn phải hạn chế cơn nóng nãy khi gặp phải một học sinh quá ư là hiếu động trong lớp, hãy nói chuyện nhẹ nhàng và cho thấy rằng, nếu em đó được ba mẹ kèm cặp thêm tí nữa sẽ ngoan hơn. Càng cứng nhắc, bạn sẽ có nguy cơ bị khiển trách, nặng hơn là có thể bị sa thải nếu như phụ huynh là chỗ thân tình với ban giám hiệu nhà trường, hay phụ huynh là một xếp lớn của Bộ hay của Sở.

- Điều 16 : Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai. Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá.
Phân tích từ Tâm Gà : trong quá trình giảng dạy, không phải cái gì giáo viên cũng đúng. Có đôi khi bạn sẽ gặp những lỗi sai trong quá trình đứng trên bục giảng. Thì hãy nhẹ nhàng xin lỗi các em, một câu xin lỗi không làm mất đi tình cảm thầy trò, mà còn tạo thêm tinh thần học tập năng nổ cho các em về sau.

- Điều 17. Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn.
Phân tích từ Tâm Gà : mình thích được học với các cô giáo hơn là thầy giáo. Chắc là mình là con trai, lúc hồi xưa được học với các cô thì lúc nào cũng được cho ăn cái này, ăn cái kia, được cô dẫn đi chơi chỗ này, chơi chỗ kia. Có gì vui hay buồn cũng alo với cô, chính vì thế mà tình cảm cô trò càng thêm khắn khích, tới tận bây giờ mà mình gặp cô giáo nào cũng nhớ đến mình. Còn nếu bạn là thầy giáo, thì hãy tổ chức các cuộc thể thao ngoài trường, tụ họp các em lại cho các em một cuộc vui hết mình, nhưng phải bảo vệ các em nhé.

- Điều 18 : Đừng dạy học sinh quá tự tin - sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè- chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời- chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc- chúng sẽ bị khước từ.
Phân tích từ Tâm Gà : một em học sinh được điểm cao trong suốt quá trình học tập, đôi lúc chúng sẽ có cảm giác tự tin là chúng học rất giỏi, nên chẳng cần ai chỉ bảo thêm điều gì. Rồi một ngày nào đó, khi đi thi học kỳ mà quên học bài, hay học bể tủ rồi nhận được con Zero , chúng sẽ trở thành những nhân vật tự kỷ, học lực sa sút hẳn đi, rồi không có tinh thần tốt để mà học tập nữa. Cũng có thể bạn gặp một học sinh nào đó quá lì, dạy một đằng nhưng thích một nẻo, thì phải lựa cách dạy khôn khéo, đừng để các em càng khó dạy hơn về sau. Ví dụ như hồi xưa gặp phải tình huống này : Cô giáo người dạy học sinh kêu bố là ba, nhưng ở nhà học sinh kêu bố là cha. Về nhà mẹ kêu phải gọi là bố là thầy. Thế bạn tính sao ?

- Điều 19 : Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng. Học sinh luôn coi thầy cô của mình là những tấm gương về đạo học và tri thức để học tập, noi theo. Để có thể là người thầy đúng nghĩa, người giáo viên không chỉ đơn thuần dạy học sinh “chữ” mà còn dạy các em “nghĩa”.
Phân tích từ Tâm Gà : đơn giản hơn bạn thích học với giáo viên dễ thương hay thấy ghét. Bạn thích học với giáo viên luôn nở nụ cười hay lúc nào cũng nhăn nhó. Bạn thích học với giáo viên có nhiều kiến thức hay giáo viên mới ra trường. Bạn thích học với giáo viên hoạt bát, năng nổ hay giáo viên có tư tưởng ta là giáo viên thì ta có quyền cao nhất. Nói chung, bạn thích thế nào thì ngược lại tình huống đó, bạn thử đặt mình vào vị trí của một học sinh để cảm nhận các em đó muốn gì nhé.
Đôi điều từ Tâm Gà. Nếu thấy hay thì LIKE và SHARE chia sẻ cho nhiều người vào đọc nhé bạn.


Kỹ Năng Mềm dành cho Giáo Viên giảng dạy

Bạn đang xem một trong các bài viết tại Chuyên Mục Kỹ Năng Mềm. Và đây là địa chỉ link bài viết http://www.c10mt.com/2013/11/ky-nang-mem-danh-cho-giao-vien-giang-day.html . Tâm Gà xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Tâm Gà nếu bài viết có ích !
Friday, November 8, 2013 DMCA com Protection Status