• Chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh về công tác dân vận

Chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh về công tác dân vận

( Công tác dân vận www.c10mt.com ) Chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh: "Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công". Bài viết liên quan khác : Công tác quần chúng không chỉ là trách nhiệm của các đoàn thể

Chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh về công tác dân vận

I. Khái niệm Dân vận


Để dành thắng lợi, theo C.Mác và Ph.Ăngghen phải có 2 điều kiện: Một là, giai cấp công nhân phải xây dựng một chính đảng độc lập của mình. Hai là, phải tuyên truyền, thuyết phục làm cho quần chúng hiểu và tham gia một cách tự giác vào cuộc đấu tranh thì cách mạng thành công. V.I.Lênin khẳng định: Một là, Chúng ta cần những đảng viên có liên hệ thường xuyên với quần chúng và biết lãnh đạo quần chúng.

Hai là, muốn phục vụ quần chúng và đại biểu cho lợi ích của họ, thì đội tiên phong phải tiến hành toàn bộ hoạt động trong quần chúng. Trong tác phẩm "Dân vận" đăng trên tờ Sự thật, ngày 15-10-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Ðoàn thể đã giao cho".

Như vậy, "dân vận", hiểu theo nghĩa giản dị nhất - chính là công tác tuyên truyền và vận động nhân dân. Đảng cộng sản Việt Nam: Công tác dân vận là toàn bộ các hoạt động của Đảng đối với quần chúng, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo cho lợi ích thiết thực của nhân dân, huy động tối đa lực lượng toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.

II. Công tác dân vận


Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, được thể hiện bằng việc vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua Nhà nước XHCN, các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, và vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

III. Vai trò của nhân dân


Xuất phát từ việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin; kế thừa và phát triển những tinh hoa của triết học phương Đông lẫn phương Tây cũng như những tư tưởng tiến bộ của ông cha ta về nhân dân. Đây là một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ chí Minh về vai trò, vị trí của nhân dân. Ngay từ xa xưa, Ông cha ta đã quan niệm: "Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân" (Nguyễn Trãi). Vì vậy, dân là gốc (chứ không phải lấy dân làm gốc) và quan niệm rằng: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ, đó là thượng sách giữ nước" (Trần quốc Tuấn). Tức là phải chăm lo cho dân, dân có giàu thì nước mới mạnh, nước mạnh thì mới giữ được nước…

- Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định nhân dân là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và những giá trị tinh thần - nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội. Nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra những quan điểm rất độc đáo:

Thứ nhất, Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết, là "Tối thượng". "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". Hoặc là Bác nêu: "Ở trong xã hội, muốn thành công phải có 3 điều kiện: Thiên thời, địa lợi và nhân hoà. Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hoà. Nhân hoà là thế nào? Nhân hoà là tất cả mọi người đều nhất trí. Nhân hòa là quan trọng hơn hết".

Thứ hai, Dân là gốc của cách mạng. "Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên". Hoặc là: "Nước lấy dân làm gốc... Gốc có vững, cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân.

Thứ ba, Dân là chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Theo Hồ Chí Minh, giải quyết vấn đề dân chủ là đi vào những cái rất cụ thể, đó là mối quan hệ giữa lợi ích và nghĩa vụ, lợi ích phải được ràng buộc về trách nhiệm. Muốn vận động được dân thì điều cơ bản đầu tiên là phải dân chủ, tức là phải làm cho dân biết làm chủ, hiểu được quyền và nghĩa vụ của người làm chủ, đó là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn.

Tầm quan trọng của công tác dân vận: Thứ nhất, là nhiệm vụ mang tính chiến lược, xuyên suốt các thời kỳ cách mạng của Đảng CSVN; Thứ hai là một nhiệm vụ cấp bách; Thứ ba, xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết; Thứ tư, xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Công tác dân vận có vai trò to lớn và quan trọng trong mọi thời kỳ cách mạng.


Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản đưa sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công". Chủ tịch Hồ Chí Minh không dùng chữ "giỏi" trong công tác dân vận, mà là "khéo": "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công". Điều này hàm ý công tác dân vận phải được tiến hành bằng cả trách nhiệm, có phương pháp tốt, hợp lý, hợp tình.

Người làm công tác chuyên môn giỏi nhưng chưa hẳn vận động dân tin, dân theo khi cách nói chuyện, cách tuyên truyền không phù hợp với trình độ tiếp thu của người dân, hoặc nói bằng từ ngữ bác học, nặng lý luận mà nhẹ thực tiễn. Ngược lại, có thể người cán bộ ở cơ sở, thậm chí một người cao tuổi, có uy tín lại có cách dẫn chuyện rất gần gũi, sát nhu cầu đời sống thì việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách thông qua vai trò những người này sẽ có tính thuyết phục hơn. Người dạy rằng, "Muốn dân chúng thành thật bày tỏ ý kiến, cán bộ phải thành tâm, phải chịu khó, phải khéo khơi cho họ nói.

Do ý kiến và đề nghị lẻ tẻ của dân chúng, ta phải khéo gom góp lại, sắp đặt lại cho có ngăn nắp, thứ tự rồi cùng dân chúng ra sức thi hành. Như vậy, vừa nâng cao trình độ của dân chúng, mà cũng nâng cao kinh nghiệm của mình". Đó là dân vận "khéo". Dân vận là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng, là một điều kiện quan trọng góp phần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và toàn xã hội, tạo nên mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân.

Muốn nâng cao hiệu quả công tác dân vận đáp ứng với yêu cầu của giai đoạn hiện nay, cán bộ dân vận phải có uy tín cao, thuyết phục giỏi, khéo tuyên truyền. Sinh thời Bác Hồ đã chỉ rõ: Dân vận phải thế nào? là: "phải có óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm". Thực tế cho thấy nâng cao uy tín và hoàn thiện các khả năng tuyên truyền, thuyết phục là yêu cầu để mỗi cán bộ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân một cách có hiệu quả thiết thực. Uy tín cao - Đây là phẩm chất hàng đầu của người làm công tác dân vận.

Bởi, để được quần chúng hiểu, tin tưởng và làm theo thì nhất định người cán bộ làm công tác dân vận phải có uy tín, đó là những phẩm chất, năng lực có tác dụng thuyết phục, cảm hóa, thu hút người khác. Muốn có được phẩm chất này đòi hỏi phải rèn luyện, nói đi đôi với làm, đặt lợi ích nhân dân cao hơn lợi ích cá nhân. Cán bộ phải nghiên cứu, hiểu rõ, thấm nhuần chính sách. Theo chính sách ấy mà điều tra, nghiên cứu, nắm vững hoàn cảnh thiết thực của đơn vị mình, địa phương mình.

Rồi đặt kế hoạch rõ ràng, tỉ mỉ, thiết thực, để giải thích, tuyên truyền, cổ động quần chúng, làm sao cho mọi người hiểu rõ và ủng hộ chính sách của Đảng và Chính phủ. Uy tín của người cán bộ dân vận, nhất là cán bộ ở cơ sở lại càng quan trọng, họ phải thực sự "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân" thì mới tiến hành thuyết phục, giáo dục, vận động… có hiệu quả. Giỏi thuyết phục là phẩm chất cần có thứ hai của cán bộ làm dân vận.

Trong quá trình tiến hành tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nhất thiết mỗi cán bộ phải giỏi thuyết phục, đó là sự tác động trực tiếp vào ý thức và hành vi của quần chúng, bằng lời nói và việc làm sinh động, bằng các sự kiện thực tế, khiến mọi người hiểu rõ, tin tưởng và quyết tâm hành động. Phải bằng những luận cứ, luận chứng khoa học, bằng những dữ liệu, sự kiện, tài liệu, thực tế để minh chứng cho vấn đề muốn truyền đạt là đúng đắn, có cơ sở. Bên cạnh đó phải bằng những lập luận khoa học để bác bỏ những nhận thức, quan điểm, hành vi sai trái hình thành và củng cố những nhận thức, quan điểm, niềm tin đúng ở nhân dân.

Ở kỹ năng này, cần thuyết phục bằng cả lời nói và việc làm, phải thống nhất trong nhận thức và hành động. Thực tế, khi tiến hành công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhất thiết phải xâm nhập vào đời sống của quần chúng nhân dân, phải hiểu được ngôn ngữ, phong tục, tập quán của từng địa phương mới có thể thuyết phục hiệu quả, Khéo tuyên truyền là một trong những kỹ năng quan trọng của người cán bộ dân vận.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm". Do đó, mỗi cán bộ làm công tác dân vận phải không ngừng nâng cao kỹ năng tuyên truyền, mà cụ thể là phải nói được và làm được, bởi theo Hồ Chí Minh phải: "Một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền".

Công tác dân vận phải vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.


Do vậy, mỗi người làm công tác dân vận phải thực sự có những phẩm chất cần thiết nhất là uy tín để thu hút quần chúng, đồng thời phải không ngừng hoàn thiện các kỹ năng, phải giỏi thuyết phục, khéo léo khi tuyên truyền, biết vận dụng trong từng hoàn cảnh, đối tượng con người cụ thể. Quá trình này phải được bồi dưỡng, tu dưỡng rèn luyện và được trưởng thành trong hoạt động thực tiễn tuyên truyền, vận động quần chúng. Cần phải kiên trì nhẫn nại, giữ vững lập trường, quan điểm đồng thời phải biết vận dụng sáng tạo, đó cũng chính là nhằm thực hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân vận khéo.

Trong tình hình hiện nay, khi đất nước ta đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi to lớn, song đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn đang đặt ra, thì vai trò của công tác dân vận lại càng trở nên hết sức quan trọng. Bởi vì. một trong những yêu cầu hàng đầu do nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong thời kỳ mới là phải huy động sự đồng sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vai trò quan trọng của công tác dân vận trong thời kỳ mới thể hiện ở việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường sự đồng thuận, đồng lòng trong Đảng, giữa Đảng với quần chúng nhân dân, củng cố tình đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân. Công tác dân vận phải giúp dân hiểu rằng: ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác.

Nguyễn Thanh Tâm Google Search Box

Chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh về công tác dân vận

Bạn đang xem một trong các bài viết tại Chuyên Mục Chinh-Tri. Và đây là địa chỉ link bài viết http://www.c10mt.com/2015/10/chung-minh-luan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-cong-tac-dan-van.html . Tâm Gà xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Tâm Gà nếu bài viết có ích !
Saturday, October 3, 2015 DMCA com Protection Status