• Xử lý khi ngộ độc thức ăn | Bệnh truyền nhiễm cấp tính

Xử lý khi ngộ độc thức ăn | Bệnh truyền nhiễm cấp tính

( Tâm Gà www.c10mt.com ) Ngày 7/4, tại công ty Singlun (Khu công nghiệp Chương Mỹ, Hà Nội),  hơn 100 công nhân sau khi ăn trưa đã có biểu hiện ngộ độc thức ăn phải nhập viện cấp cứu. Rất may các bệnh nhân đã lần lượt được xuất viện sau vài ngày điều trị.

Xử lý khi ngộ độc thức ăn | Bệnh truyền nhiễm cấp tính


*** Các chuyên mục bao gồm nhiều bài viết liên quan khác bạn có thể quan tâm :

Xử lý khi ngộ độc thức ăn | Bệnh truyền nhiễm cấp tính


Các bác sĩ khuyến cáo, thời tiết chuyển mùa, thiếu nước sạch, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng của phong tục tập quán, ... là những điều kiện hết sức thuận lợi cho các loại mềm bệnh phát triển gây ra nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn. Nếu chủ quan, không biết cách xử trí, tự ý sử dụng thuốc không đúng cách, tình trạng bệnh nhân sẽ trở nên phức tạp hơn.

Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là gì ?

Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hóa, thường do vi khuẩn gây ra do thức ăn bị nhiễm bẩn trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể gây tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng nhận biết bệnh truyền nhiễm cấp tính


Sau bữa ăn 6 - 12 giờ, tình trạng ngộ độc xuất hiện đột ngột với các triệu chứng: Sốt cao 38 - 39 độ C, rét run, đau mỏi toàn thân; Đầy bụng, đau quặn bụng, đau thượng vị rồi đi ngoài, phân lỏng, nhiều nước lổn nhổn thức ăn chưa tiêu, ngày đi 3 - 10 lần hoặc hơn; Nôn sau 1 - 2 lần ỉa lỏng; nôn thốc, nôn tháo những thức ăn chưa xuống ruột, chua, nhiều nước, ngày 2 - 3 lần hoặc hơn làm bệnh nhân càng bị mất nước và điện giải. Có thể chỉ có nôn mà không có ỉa lỏng. Với thể nặng, mất nước nhiều: Huyết áp thấp, mạch nhanh, dễ có truỵ tim mạch.

Xử lý bệnh truyền nhiễm cấp tính tại nhà

Trường hợp người bệnh chưa được đưa đến cơ sở y tế, cần thực hiện các bước xử lý tại nhà như sau : Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt nếu tiêu chảy cấp xảy ra ở trẻ em, phải cho trẻ uống bù nước ngay vì ở trẻ em thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy bị mất nước và điện giải, sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải. 

Ngay tại nhà, cần bù nước bằng dung dịch oresol hoặc viên hydrit. Cần chú ý pha dung dịch bù nước phải theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói oresol hoặc viên hydrit để pha làm nhiều lần. Nếu không có Oresol, có thể pha nước gạo rang với muối ăn. Thường bù từ 1 - 2 lít/ngày. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi.

Những thuốc không được dùng khi bị bệnh truyền nhiễm cấp tính


Thuốc làm giảm nhu động ruột: Đây là sai lầm hay mắc phải nhất do sự thiếu hiểu biết của bệnh nhân cũng như sự thiếu ý thức của nhân viên y tế, đặc biệt là các dược tá nhà thuốc. Thuốc làm giảm nhu động ruột như loperamid, diphenoxynat có tác dụng làm giảm sự co bóp của ruột nên nước và chất điện giải di chuyển trong ruột chậm hơn, từ đó làm tăng sự hấp thu nước và điện giải trong lòng ruột vì thế làm tăng độ đặc của phân. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, sử dụng nhóm thuốc này sẽ làm chậm quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và do đó càng làm cho tình trạng nhiễm độc nặng nề hơn.

Kháng sinh - Hầu như không cần sử dụng: Trong nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, hầu hết là các trường hợp ở thể nhẹ và trung bình, do vậy không có chỉ định dùng kháng sinh. Chỉ cân nhắc sử dụng kháng sinh ở thể nặng hoặc ở những người có suy giảm miễn dịch, người già, trẻ nhỏ và người có bệnh mạn tính kèm theo. Trong trường hợp này, bác sĩ là người cuối cùng có quyền quyết định nên sử dụng loại kháng sinh nào và dùng trong bao lâu. Người bệnh không nên tự ý sử dụng chỉ làm tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn thêm trầm trọng.

Nguồn : ThS. Vũ Mạnh Cường (Khoa Hồi sức cấp cứu - BV E TW)


Searches related to truyen nhiem cap tinh

  • benh an truyen nhiem
  • benh an khoa truyen nhiem
  • benh hoc truyen nhiem
  • bệnh truyền nhiễm tiếng anh
  • các bệnh truyền nhiễm
  • các bệnh truyền nhiễm thường gặp
  • bệnh truyền nhiễm nhóm a
  • luật bệnh truyền nhiễm
  • bệnh truyền nhiễm là gì
  • bệnh truyền nhiễm thú y
  • giáo trình bệnh truyền nhiễm


Xử lý khi ngộ độc thức ăn | Bệnh truyền nhiễm cấp tính

Bạn đang xem một trong các bài viết tại Chuyên Mục benh-truyen-nhiem-cap-tinh. Và đây là địa chỉ link bài viết http://www.c10mt.com/2015/04/xu-ly-khi-ngo-doc-thuc-an-benh-truyen-nhiem-cap-tinh-c10mt-com.html . Tâm Gà xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Tâm Gà nếu bài viết có ích !
Tuesday, April 14, 2015 DMCA com Protection Status