• Uống thuốc nhiều không khỏi đau chân tê chân

Uống thuốc nhiều không khỏi đau chân tê chân

( Tâm Gà www.c10mt.com ) Câu hỏi : Tôi bị đau lưng, tê chân, uống thuốc nhiều không khỏi phải làm sao? Thưa bác sĩ, Mẹ tôi năm nay 58 tuổi, bà lao động tay chân thường xuyên từ trẻ đến giờ. Bà đau nhức chân tay là chuyện thường xuyên, bà nghĩ chuyện đau nhức này là do bà lao lực vì công việc nên mới vậy. Chỉ vài năm gần đây, khi chuyện đau chân, tê chân, tê tay diễn ra nặng nề hơn, bà mới đi khám bác sĩ. Bà đã siêu âm tĩnh mạch chân, kết quả bình thường. Bà chụp MRI cột sống, kết quả, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa cột sống, hẹp ống sống tại L4, L5, S1.

Uống thuốc nhiều không khỏi đau chân tê chân


*** Các bài viết liên quan bệnh đau chân mà bạn quan tâm thêm :

Uống thuốc nhiều không khỏi đau chân tê chân


Bác sĩ đã khuyên bà nên phẫu thuật cột sống, nhưng bà có quá nhiều điều chưa an tâm về việc phẫu thuật này, nên đến nay bà vẫn chưa tiến hành. Bà đang sống với một cái lưng đau. Nhưng điều làm bà quan ngại hơn là cái chân ngày càng tệ, đi được một đoạn là tê, là đau, đau đến tận đầu ngón chân, bà sợ đến một ngày nào đó là sẽ không còn đi được nữa. Bà không có nhiều tiền, bà rất muốn tôi cho bà lời khuyên về việc khám lần này sẽ khám ở bệnh viện nào, cho kết quả cụ thể về việc chân, tay tê đau thế này. Hiện tôi rất rối không biết sẽ chỉ dẫn bà như thế nào nữa, vì trước đây, bà đã từng khám và uống thuốc của nhiều BV lớn nhưng không có kết quả. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

TTƯT, TS.BS Nguyễn Đình Phú trả lời

Chào em, mẹ em đã có dấu hiệu tê chân, đau lưng thường xuyên ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Đây là dấu hiệu của sự chèn ép tủy. Nếu đã điều trị nội khoa nhiều lần rồi mà không thuyên giảm thì em nên đưa mẹ đến bệnh viện Nhân Dân 115, TP HCM, khoa ngoại thần kinh để khám và tư vấn. Thân mến.

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, Tôi bị thoát vị đĩa đệm đã chụp MRI tại BV tỉnh kết quả: Hình ảnh chóp tủy trên đoạn khảo sát thấy được trong phim là bình thường. Gai các thân sống L3,L4,L5. Giảm tín hiệu các đĩa đệm L3-4, L4-5, L5-S1. Lồi đĩa đệm L4-5ra sau lệch(T) có chèn ép bao rễ bên tương ứng bên (T). Nang trong ống sống sau S2 d#12mm. Chưa ghi nhân tổn thương phần mềm cach sống trên phim.

Kết luận: Thoái hóa cột sống đĩa đệm vùng thắt lưng thấp. Lồi đĩa đệm L4-5 ra sau lệch (T) có chèn ép bao rễ bên tương ứng bên (T). Nang trong ống sống sau S2 d#12mm TD nang màng nhện. Vậy BS cho tôi hỏi: Nang trong ống sống sau S2 d#12mm TD nang màng nhện có nghĩa là gì? Theo kết quả và kết luận trên thì tôi phải uống thuốc gì, tập thể dục để phục hồi ra làm sao? Xin chân thành cảm ơn BS ! (Bạn đọc tên Lam ở Kiên Giang)

Chào bạn, tất cả các thông tin mà bạn vừa cho biết là những dấu hiệu cận lâm sàng qua chụp cộng hưởng từ cột sống lưng thắt lưng. Thông thường để chẩn đoán căn bệnh và đề ra hướng điều trị thích hợp là phải dựa trên khám thực tế lâm sàng của người bệnh rồi kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng. Không bao giờ đơn phương dựa trên phim hoặc MRI để phán quyết. Tuy nhiên những kết quả trên MIR của bạn chưa phải gây lo lắng nếu bạn chưa có dấu hiệu tê  hay yếu vận động thì chưa vội kết luận gì về phương pháp xử trí. Vậy bạn nên đem kết quả này đến gặp bác sĩ chuyên khoa để phối hợp với khám lâm sàng và có hướng điều trị thích hợp, bạn nhé.

Theo : alobacsi.com/co-xuong-khop/bi-dau-lung-te-chan-uong-thuoc-nhieu-khong-khoi-phai-lam-sao

=====================

Câu hỏi: Chào Bác sĩ! Con gái tôi được 27 tháng tuổi. Trưa ngày 12/5/2012 sau khi ngủ trưa trên võng (từ 11h đến 13h30 phút) tôi bế cháu đi tè (khi cháu ngủ dậy tôi đã nắn chân tay nhẹ nhàng cho cháu rồi mới bế dậy), sau đó đặt cháu lên giường ngồi chơi. Khi cháu đứng dậy đột nhiên cháu khóc và kêu đau ở đùi phải. Cả buổi chiều cháu chơi ngoan, đôi lúc vẫn chạy nhảy bình thường, có lúc cháu lại khóc kêu đau ở đùi và đến tối cũng vậy chân cháu đau và đi tập tễnh, quấy khóc. Biểu hiện như vậy con tôi bị làm sao, xin bác sĩ giúp đỡ. Con tôi dạo này rất lười ăn, 2 ngày nay cháu không chịu ăn cơm, cháo mặc dù tôi đã đổi món. Chỉ uống nhiều nước và ăn chút ít thức ăn. Cháu cao 82cm, nặng 12kg. Xin bác sĩ cho biết cháu có thể dùng loại thực phẩm chức năng nào để giúp cháu ăn ngon hơn. Xin cảm ơn bác sĩ!

Câu trả lời: Chào bạn Thủy! Bé 27 tháng nặng 12 kg, cao 82 cm là phát triển bình thường. Bình thường bé ăn uống tốt nhưng bé lười ăn 2 ngày nguyên nhân có thể là do bé bị ốm và quấy khóc. Khi cơ thể khó chịu, bé sẽ chán và không muốn ăn. Để giúp bé tiêu hóa tốt và ăn uống ngon miệng hơn bạn cho bé uống 1 đợt 15 ngày mỗi ngày 2 gối 5zymes. Việc bé kêu đau đùi, đi tập tễnh, bạn nên đưa bé đi chụp chiếu để sớm tìm nguyên nhân. Chúc bạn chăm bé tốt!

Theo giadinh360.vn/hoidap/be-27-thang-bi-dau-chan

=====================

Đau ở hai đùi và bắp chân ở trẻ em – Con tôi bệnh gì ?


Câu hỏi :  Con tôi thỉnh thoảng van đau ở hai đùi và bắp chân, đã đi khám nhưng không phát hiện bệnh lý. Với biểu hiện như thế thì con tôi mắc bệnh gì ?

BS. Nguyễn Thị Thu Vân [ Trung tâm Family - Bác sĩ gia đình Đà Nẵng ] trả lời :

Theo mô tả thì con của chị có lẽ bị chứng “đau do tăng trưởng”. Bệnh này thường xảy ra vào hai giai đoạn: 3-5 tuổi và 8-12 tuổi, ở khoảng 25-40% trẻ, trong đó bé gái nhiều hơn trẻ trai. Nguyên nhân gây đau và khó chịu thường thấy nhất là chạy nhảy, leo trèo. Những lần đau có thể gây ra sau khi trẻ hoạt động thể dục-thể thao quá nhiều vào ban ngày. Đau thường tập trung ở cơ nhiều hơn khớp. Phần lớn trẻ thường cảm thấy đau nhói ở phía trước đùi, bắp chân, hoặc đằng sau gối. Các khớp biểu hiện bình thường. Một số trẻ có thể cũng bị đau bụng hoặc đau đầu trong thời gian này.

Mặc dù “ đau do tăng trưởng” thường xảy ra vào buổi chiều tối hoặc trước lúc trẻ đi ngủ, nhưng thỉnh thoảng trẻ đang ngủ say thì thức dậy vì thấy đau nhói ở đùi lúc nữa đêm. Cường độ cơn đau khác nhau tuỳ từng trẻ. Phản ứng của trẻ khi sờ vào chỗ đau là gợi ý tốt nhất cho chẩn đoán “ đau do tăng trưởng”. Bởi lẻ, trẻ bị bệnh nặng thường sẽ khó chịu khi chạm vào chỗ đau hoặc khi kéo chân tay trẻ. Ngược lại, trẻ bị “đau do tăng trưởng” lại cảm thấy dễ chịu khi được xoa chỗ đau.

Tuy nhiên, “ đau do tăng trưởng” chỉ nên được chẩn đoán khi đã loại trừ các bệnh khác. Trong một số trường hợp, bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm máu, chụp X-quang có thể được thực hiện để chẩn đoán xác định. Có thể giúp trẻ giảm đau bằng cách: xoa bóp vùng bị đau, kéo duỗi, chườm nóng. Trường hợp trẻ đau nhiều, có thể cho trẻ uống ibuprofen / acetaminophen ( Không cho trẻ dưới 12 tuổi sử dụng aspirin vì liên quan đến hội chứng Reye, rất nguy hiểm). Lưu ý, cần đưa trẻ đến bác sỹ khám trong những trường hợp: đau dai dẳng, đau vẫn tồn tại vào buổi sáng, sưng đỏ ở khớp hoặc một vùng nào đó, đau đi kèm với tổn thương đặc biệt nào đó , sốt, đi khập khiểng, phát ban, biếng ăn, có vẻ mệt và yếu, biểu hiện bất thường. Đây là những dấu hiệu không phải “đau do tăng trưởng” và nên được bác sỹ kiểm tra, đánh giá.

Song, trước khi đưa trẻ đến gặp bác sĩ, cần nắm rõ: đau bắt đầu xảy ra lúc nào, thường xảy ra vào thời điểm nào, kéo dài bao lâu; có thể làm gì để trẻ đỡ đau; trẻ có thức dậy lúc nửa đêm và không thể ngủ lại vì đau hay không, hay có những triệu chứng khác như sưng đỏ, đau bụng, đau đầu; trẻ có bị thương và có tập bộ môn thể dục nào trong thời gian gần đây không…

Theo familyhospital.vn/tieu-hoa1/4464-au-hai-ui-va-bp-chan-tr-em-con-toi-bnh-gi
Tag : dau chan

Searches related to tê chân

  • tê chân tay
  • tê chân tiếng anh
  • tê chân là biểu hiện của bệnh gì
  • tê chân tay như kim châm
  • tê chân trái
  • tê chân là thiếu chất gì
  • bị tê chân trái
  • cách chữa bệnh tê chân

Uống thuốc nhiều không khỏi đau chân tê chân

Bạn đang xem một trong các bài viết tại Chuyên Mục dau-chan. Và đây là địa chỉ link bài viết http://www.c10mt.com/2015/04/uong-thuoc-nhieu-khong-khoi-dau-chan-te-chan-www-c10mt-com.html . Tâm Gà xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Tâm Gà nếu bài viết có ích !
Friday, April 3, 2015 DMCA com Protection Status