• Cách nhận biết bạn có bị đau xương khớp hay không ?

Cách nhận biết bạn có bị đau xương khớp hay không ?

( Tâm Gà www.c10mt.com ) Bệnh đau khớp. Cơ thể con người có tới trên 100 khớp xương để nối kết trên 200 các loại xương lại với nhau, nhờ vậy con người mới có thể đi đứng, hoạt động. Sự đau nhức các đầu khớp xương thường xẩy ra dưới nhiều dạng khác nhau như cảm thấy khó chịu, đau nhẹ nhẹ, khớp xương xưng lên, đau buốt, đau nhói, đau cứng không cử động được vân vân…chúng có thể đau bất kể lúc nào, khi đi lại hoạt động hay khi ngồi yên và nếu sự đau nhức nặng  có thể chúng ta sẽ bị hoàn toàn bất động, chỉ ngồi yên một chỗ.


*** Các bài viết liên quan đến bệnh đau xương khớp mà bạn quan tâm :

Cách nhận biết bạn có bị đau xương khớp hay không ?


Sự đau nhức xẩy đến cho chúng ta dù do bất cứ nguyên do nào, chúng ta cũng thấy đây là một gánh nặng, gây ra rất nhiều khó khăn cho cuộc sống. Có nhiều loại đau nhức xương hay đau khớp xương, nhưng chúng ta có thể tóm gọn trong một vài loại đau nhức thường thấy như bệnh rỗng xương, bệnh đau thấp khớp, bệnh đau đốt xương, một số bệnh ung thư xương …có thể đưa đến tử vong.

Bệnh đau nhức xương khớp thường thấy nhất trong các loại đau này là bệnh rỗng xương (OA) nơi người cao tuổi. Xương của chúng ta trở nên dòn mỏng, yếu ớt. Ở tuổi già, các chất sụn, chất nhờn nơi các khớp xương thay vì tăng trưởng như lúc còn trẻ thì nay lại bị  giảm thiểu dần, khô dần. Do đó, độ uyển chuyển cần thiết sẽ không còn đủ giúp các khớp xương làm việc đúng chức năng của mình dễ dàng khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, đau đớn nơi các khớp xương. Ngày qua ngày cứ thế các khớp xương đi dần đến chỗ hư hại không cưú vãn được.

Nguyên nhân của bệnh đau xương khớp


Nguyên nhân chính đưa đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động). Có một số nguyên khác gây ra bệnh viêm xương khớp, đó là:

- Yếu tố di truyền.
- Giới tính và tình trạng nội tiết.
- Lịch sử gia đình.
- Béo phì.
- Tổn thương ở khớp.
- Các yếu tố công việc và giải trí (chấn thương nhiều lần khi làm việc).
- Thường xuyên ngồi xổm hoặc quỳ.
- Công việc liên quan đến khuân vác nặng.
- Leo cầu thang.
- Tập những bài thể dục quá sức (vận động viên Marathon, tuy nhiên, nói chung tỷ lệ viêm xương khớp ở những đối tượng này tương đối thấp. Các nhà khoa học cho rằng việc chạy bộ giúp tăng sức đề kháng cho sụn).
- Dư thừa acid uric tích tụ ở các khớp ngón tay, ngón chân gây sưng đau còn gọi là bệnh Gout.
- Nhiễm trùng xương.
- Trạng thái khớp (các bề mặt không khớp tại các khớp, chân có chiều dài không bằng nhau hoặc bàn chân lệch).

Cách nhận biết bệnh viêm đau xương khớp ?


Bệnh này được đặc trưng bởi các biểu hiện lâm sàng điển hình, trong đó những triệu chứng chính mà người bệnh nhận biết được là đau và cử động hạn chế. Bạn nên xin tư vấn của bác sĩ, nếu gặp những triệu chứng sau:

- Đau âm ỉ và kéo dài (hơn 1 tháng hoặc năm).
- Cơn đau thay đổi hoặc không liên tục theo thời gian, có ngày thì bình thường hoặc ít đau, nhưng có ngày lại đau dữ dội.
- Bị đau khi cử động và mang vác nặng.
- Khi nghỉ ngơi thì cơn đau giảm đi.
- Vào buổi sáng, khi mới thức dậy bạn có cảm giác cứng khớp, nhưng cảm giác này chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn (<15 phút).
- Chỉ một số khớp bị đau (không phải đau nhiều vùng khác nhau cùng một lúc).
- Đau kèm theo cảm giác lạo xạo trong khớp.
- Bệnh viêm xương khớp liên quan đến cột sống, nó có thể ảnh hưởng đến xương cổ và thắt lưng, gây ra tê rần, đau hoặc mệt mỏi tứ chi.

Cách chữa bệnh đau xương khớp


Dùng thuốc giảm đau: Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc giảm đau, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.

Sử dụng biện pháp châm cứu: Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy: châm cứu có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp mãn tính. Cho nên, bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc vào thuốc hay phải "miễn cưỡng" chấp nhận những ca phẫu thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.

Luyện tập: Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ.

Tiêm Hyaluronic Acid vào các khớp đau: Tuy có tác dụng giảm đau nhưng việc điều trị tốn kém và lâu dài, đôi khi còn kèm theo phản ứng phụ. Hiện nay, dược thảo thiên nhiên đang rất được quan tâm trong việc điều trị bệnh đau nhức vì nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nhưng hiệu quả nhanh chóng, không phản ứng phụ như thuốc tây.

Nguồn : foreverlifeusa.com/vn/product/110/Flexi-Thuoc-phong-Thấp-đau-nhức-xương-khớp-và-bắp

Searches related to thấp đau xương khớp

  • thuốc đau xương khớp
  • thuốc chữa đau xương khớp
  • đau nhức xương khớp
  • đau nhức xương khớp nhân hưng
  • đau nhức xương khớp sau sinh
  • đau mỏi xương khớp
  • bệnh đau nhức xương khớp



dau chan dau nhuc xuong khop

dau xuong khop sữa canxi

sua cho nguoi gia  thieu canxi





Cách nhận biết bạn có bị đau xương khớp hay không ?

Bạn đang xem một trong các bài viết tại Chuyên Mục dau-xuong-khop. Và đây là địa chỉ link bài viết http://www.c10mt.com/2015/04/cach-nhan-biet-ban-co-bi-dau-xuong-khop-hay-khong-www-c10mt-com.html . Tâm Gà xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Tâm Gà nếu bài viết có ích !
Saturday, April 4, 2015 DMCA com Protection Status