• Năm điều lầm tưởng của bạn về bệnh loãng xương

Năm điều lầm tưởng của bạn về bệnh loãng xương

( Tâm Gà www.c10mt.com ) 5 điều lầm tưởng về loãng xương : Không thể nào tránh bệnh loãng xương khi đến tuổi già. Loãng xương diễn ra âm thầm và không biểu hiện ra bên ngoài. Loãng xương chỉ xảy ra sau thời kỳ mãn kinh. Nếu bị loãng xương, chỉ có dùng thuốc mới trị được bệnh. Loãng xương không hề liên quan đến các bệnh khác. Nếu bị loãng xương, chỉ có dùng thuốc mới trị được bệnh. Loãng xương không hề liên quan đến các bệnh khác.

Năm điều lầm tưởng của bạn về bệnh loãng xương



Không thể nào tránh bệnh loãng xương khi đến tuổi già

Một trong những lầm tưởng phổ biến nhất là người già chắc chắn sẽ bị loãng xương. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xương mà ta không thể thay đổi được (như độ tuổi và giới tính) nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát những nguyên nhân dẫn đến loãng xương khác, ví dụ như dinh dưỡng, thói quen vận động mỗi ngày. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể có một hệ xương chắc khỏe ở mọi độ tuổi.

Loãng xương diễn ra âm thầm và không biểu hiện ra bên ngoài

Nhiều phụ nữ không biết mình bị loãng xương mãi đến khi gặp các triệu chứng gãy xương. Trên thực tế, sự suy giảm xương có những biểu hiệu từ rất sớm. Những biểu hiện dễ thấy nhất là nướu răng yếu; khả năng cầm nắm suy giảm; móng tay yếu và giòn; vọp bẻ, nhức cơ hoặc xương; chiều cao giảm. Ngoài ra còn có những cách thức đo mật độ xương để phòng tránh nguy cơ loãng xương sớm nhất có thể.

Loãng xương chỉ xảy ra sau thời kỳ mãn kinh

Trên thực tế, loãng xương có thể âm thầm diễn ra ở những năm 20, 30 và 40 tuổi. Thông thường, xương chúng ta đạt đến đỉnh điểm sau tuổi 20 và bắt đầu suy giảm, tốc độ tùy thuộc vào lối sống khác nhau ở mỗi người. Những trường hợp mắc bệnh loãng xương sớm thường gặp ở phụ nữ có vóc dáng nhỏ, mắc bệnh Celiac, kinh nguyệt không đều hoặc có chế độ dinh dưỡng kém.

Nếu bị loãng xương, chỉ có dùng thuốc mới trị được bệnh

Theo Tổng Y Sĩ Hoa Kỳ, để trị bệnh loãng xương cần nhiều yếu tố khác ngoài việc dùng thuốc đặc trị. Vào năm 2004, Tổng Y Sĩ Hoa Kỳ đã đưa ra một sơ đồ thể hiện những cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe xương và phòng chống bệnh loãng xương. Bước đầu tiên trong sơ đồ chính là những phương thức tự nhiên bao gồm dinh dưỡng, hoạt động thể chất và tránh té ngã trong sinh hoạt hằng ngày. Tiếp đến là chẩn đoán và điều trị dựa trên những nguyên nhân cơ bản gây tổn thương cho xương. Sau những bước trên, cuối cùng mới là dùng thuốc đặc trị.

Loãng xương không hề liên quan đến các bệnh khác

Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa loãng xương và những bệnh khác. Mối liên quan này thể hiện rõ nhất khi chúng ta xây dựng một hệ xương vững chắc bằng lối sống năng động và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng ta nhờ đó cũng được đẩy nhanh, các cơ bắp săn chắc, huyết áp và tim mạch ổn định hơn giúp phòng ngừa được hàng ngàn căn bệnh khác.

Những điều cần biết về bệnh loãng xương cho bạn.


“Bệnh loãng xương” nghe thì quen, nhưng bạn có thực sự hiểu căn bệnh này? Về bản chất, bệnh loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng trong một đơn vị thể tích. Hậu quả mà bệnh loãng xương gây ra cho con người thường rất nặng nề. Nhẹ thì nhức mỏi chân tay, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Hậu quả nghiêm trọng của căn bệnh này chính là gãy xương, phải điều trị cả đời bởi căn bệnh này khó có khả năng phục hồi hoàn toàn.

Bệnh loãng xương thường phát triển một cách âm thầm, không có triệu chứng gì đặc biệt nên rất khó phát hiện. Chỉ khi khối lượng xương giảm đến 30% thì mới có các biểu hiện trên lâm sàng. Tuy nhiên, nếu để ý một chút, bạn vẫn có thể tự bắt bệnh cho mình. Có một số dấu hiệu cơ bản để xác định như từng vô tình bị gãy xương, khung xương cơ thể nhỏ, rối loạn ăn uống, kinh nguyệt không đều (ở phụ nữ)… Với người trẻ, những cơn đau nhức chân tay không rõ lý do cũng là một biểu hiện cần phải chú ý. Ngoài ra, nếu trong gia đình bạn từng có người loãng xương hoặc gãy xương thì khả năng bạn mắc bệnh loãng xương là tương đối cao.

Có hai nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương.


Thứ nhất là loãng xương nguyên phát, là hậu quả của sự rối loạn cân bằng giữa tạo và hủy xương, trong đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế. Thứ hai là loãng xương thứ phát, thường xuất hiện sau một số bệnh lý nội tiết, tiêu hóa hay do nghiện rượu, nghiện thuốc lá… 

Để ngăn ngừa bệnh loãng xương, bạn nên kết hợp một cách hài hòa giữa việc tập thể dục hàng ngày với một chế độ dinh dưỡng có đầy đủ những vitamin và khoáng chất cần thiết. Nếu như việc tập thể dục giúp xương cứng cáp hơn, làm kìm hãm quá trình mất khoáng trong xương thì việc ăn uống lại giúp bổ sung Canxi cho xương, đẩy mạnh việc tạo xương. Người lớn tuổi và trẻ em nên thường xuyên tắm nắng và tránh bị ngã, chấn thương.

Bạn cũng nên chú ý hạn chế sử dụng rượu và thuốc lá. Cả hai món khoái khẩu của cánh mày râu này đều có tác động trực tiếp đối với xương, làm giảm lượng khoáng trong xương, từ đó gây loãng xương. Bên cạnh đó, tốt nhất là nên kiểm tra mật độ xương định kỳ hàng năm để có thể chủ động phòng ngừa và có kế hoạch chăm sóc xương thật tốt.

Nguồn Anlenevn :

Nguyễn Thanh Tâm Google Search Box


Các tìm kiếm liên quan đến lầm tưởng loãng xương

  • điều trị loãng xương
  • loãng xương nên ăn gì
  • loãng xương ở nam giới
  • loãng xương uống thuốc gì
  • loãng xương là gì
  • loãng xương ở người cao tuổi
  • biểu hiện loãng xương
  • loãng xương độ 4

Năm điều lầm tưởng của bạn về bệnh loãng xương

Bạn đang xem một trong các bài viết tại Chuyên Mục anlene. Và đây là địa chỉ link bài viết http://www.c10mt.com/2015/03/Anlenevn-Nam-dieu-lam-tuong-cua-ban-ve-benh-loang-xuong-www-c10mt-com.html . Tâm Gà xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Tâm Gà nếu bài viết có ích !
Monday, March 23, 2015 DMCA com Protection Status