• Bạn có biết quy trình bán hàng bơm xăng dầu

Bạn có biết quy trình bán hàng bơm xăng dầu

(www.c10mt.com) Thông thường các bạn đi mua xăng, hay còn gọi là đi đỗ xăng. Các bạn có nhắm là mình có biết các quy trình bán hàng tại trạm xăng dành cho các bạn không ? Để Tâm Gà giới thiệu sơ qua mô hình bán xăng cho khách hàng, mà các bạn đã vô tình không biết hoặc có biết nhưng không để ý nhé.

Bạn có biết quy trình bán hàng trước khi bạn mua xăng www.c10mt.com


Hầu hết, các cây xăng có mặt trên thị trường hiện nay. Đều được các nhà cung cấp đưa xuống các đại lý ( chi nhánh ) các quy trình bán hàng nghiêm ngặt nhất. Điều đó thể hiện sự tôn trọng và đưa quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Điều mà các nhà cung cấp muốn giành lấy thị phần kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam là vậy đó. Khách hàng luôn luôn là thượng đế đó mà.

Công khai quy trình bơm xăng dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu


Tuy nhiên vẫn còn một vài cửa hàng lợi dụng việc thiếu hiểu biết của khách hàng về quy trình bơm xăng, dầu đã lợi dụng bơm nối vòi nhằm thu lợi bất chính.  Để khắc phục tình trạng trên Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng với chức năng Quản lý Nhà nước về TCĐLCL trên địa bàn đã gửi công văn yêu cầu các đơn vị treo bảng việc niêm yết công khai quy trình bơm xăng, dầu và có số điện thoại nóng liên hệ khi có tranh chấp xảy ra tại các cửa hàng để khách hàng có thể theo dõi và giám sát quá trình bán hàng theo đúng quy định.    

Chi cục TCĐLCL yêu cầu các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh làm bảng niêm yết quy trình bơm xăng, dầu bằng chất liệu cứng, trên nền xanh, chữ trắng, chiều cao từ 15mm đến 20mm. Bảng phải được treo ở nơi thuận tiện dễ quan sát. Nội dung bảng niêm yết quy trình bơm xăng dầu. Theo Sở Lao Động và Công Nghệ Tỉnh Lào Cai mà Tâm Gà vừa đọc được.

Quy trình bán hàng bơm xăng dầu


Bước 1 :  Lấy vòi cấp phát ra khỏi vị trí treo trên cột
Bước 2: Đưa chỉ thị cột đo hàng tổng lít và tổng tiền chở về vị trí “0” trước khi cấp phát (bơm).
Bước 3: Cài đặt ( hiện ) tổng tiền ( hoặc tổng lít ) theo yêu cầu của khách hàng (nếu có). Tiến hành cấp phát (bơm) xăng, dầu phải thực hiện cấp phát (bơm) trong phạm vi lưu lượng từ Qmin  đến Qmax theo cấu tạo của cột ).
Bước 4: Dừng cấp phát (dừng bơm) treo vòi vào vị trí ban đầu trước khi cấp phát thanh toán tiền theo số hàng tổng tiền hiện trên bảng chỉ thị (thường là hàng trên cùng).

Ngoài quy trình bán hàng như trên, Tâm Gà còn biết một quy trình bán hàng xăng dầu của một doanh nghiệp khác. Các bạn tham khảo thêm thông tin này nhé. Nói chung, cũng khá là chi tiết mà bạn có thể theo dõi cụ thể hơn.

Quy trình bán hàng của nhân viên bán lẻ xăng dầu www.c10mt.com


Quy trình bán hàng của nhân viên bán lẻ xăng dầu


Bước 01 : Hướng dẫn khách hàng vào vị trí
- Hướng dẫn khách hàng vào vị trí thuận tiện và nhìn rõ số đồng hồ trụ bơm.
- Chào hỏi, nhắc khách hàng tắt máy xe và thuốc lá để đảm bảo an toàn.

Bước 02 :
- Hỏi khách hàng nhu cầu mua hàng (loại hàng, số lượng).
- Nhấc cò bơm, kiểm tra màn hình hiển thị số tiền, số lít về bằng 0.

Bước 03 : Chia ra thành 2 qui trình cụ thể
Không cài đặt số tiền hoặc số lít.
- Bóp cò bơm xuất hàng cho khách hàng.
- Ngừng bơm khi màn hình thể hiện đủ số lượng và số tiền khách hàng mua.

Có cài đặt số tiền hoặc số lít.
- Cài đặt trên trụ bơm số tiền, số lít theo nhu cầu mua hàng của khách hàng.
- Bóp cò bơm xuất hàng cho khách hàng.
- Bơm sẽ tự động ngắt khi đã bơm đủ theo thông số đã cài đặt.

Bước 04 :
- Thông báo số lượng, số tiền hiển thị trên đồng hồ cho khách hàng biết.
- Thu tiền và trả lại tiền thừa nếu có cho khách hàng.
- Cảm ơn khách hàng.
- Thao tác trả màn hình hiển thị số tiền, số lít về bằng 0.

Làm thế nào để tránh gian lận trong quy trình bán hàng bơm xăng


Thứ nhất là khi bơm xăng người tiêu dùng cần phải quan sát tất cả quy trình: nhân viên phải đưa số về 0 trước khi bơm, thứ hai là phải đủ số lượng thì mình mới thanh toán, thứ 3 là cần quan sát trên cột bơm xăng để phát hiện nếu có gian lận xảy ra. Người dân cần phải báo cáo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền khi phát hiện ra hành vi gian lận xăng dầu.

Đó là cách đơn giản nhất để các bạn có thể tránh bị gian lận khi đi mua xăng tại các đại lý bán xăng dầu hiện nay. Ngoài ra, nhiều bạn còn hiến kế rất hay để tránh tình trạng bị lợi dụng khi mua xăng dầu không đủ chỉ tiêu hoặc tiêu chí được đề ra.

Để chấm dứt dứt điểm tình trạng gian lận tại các cửa hàng xăng, dầu, chúng ta cần phải làm tốt một cách đồng bộ giữa việc thực hiện trách nhiệm của người tiêu dùng, trách nhiệm của cơ quan quản lý, trách nhiệm doanh nghiệp.

Khi mua xăng đừng nói 'đổ đầy bình'


Khách tới mua xăng có người sẽ yêu cầu bơm theo số tiền 30.000, 50.000 đồng…, nhưng cũng sẽ có khách yêu cầu bơm đầy bình. Tưởng chừng hai thao tác này không có gì khác nhau, nhưng thực tế, nếu yêu cầu bơm đầy bình, khách hàng có thể bị thiệt. Nên đổ đầy bình. Theo kinh nghiệm của tôi ý kiến trên là một sự nhầm lẫn vì những lí do sau:

- Hầu hết các cây xăng tư nhân đều có hiện tượng gian lận một lượng xăng nhất định trong việc bơm xăng cho khách hàng (nếu không tin có thể làm thanh tra hoặc kiểm tra liên nghành đột xuất, đảm bảo 99%) nên việc bạn bơm xăng càng ít => phải bơm nhiều lần => bị hao hụt nhiều. Vậy tốt hơn hết là bơm nhiều xăng nhất có thể(đầy bình)/1 lần là tốt nhất.

Đây là kinh nghiệm truyền đạt lại từ các bác tài "già" lái xe đường dài, họ là dân Pro trong việc này rồi.
- Tránh can thiệp bằng tay của của nhân viên bơm xăng 1 cách tối đa vào trụ xăng vì việc thiết lập các con số đồng nghĩa với việc thiết lập sự gian lận (cơ chế điều khiển từ xa sẽ khó khăn hơn nhiều).
- Luôn và luôn luôn yêu cầu nhân viên bơm xăng reset về mức 0, đây là nguyên tắc đầu tiên tránh trường hợp người bán gian lận cộng dồn để "thăng" tiền của mình.
- Có kiến thức sơ đẳng về dung tích bình xăng bạn đang đi để áng chừng mức tiền bạn phải trả (dung tích x giá 1 lít = số tiền phải trả )tránh bị "bịp bợm" từ phía nhân viên bơm xăng khi có dấu hiệu bất thường.
- Sẵn sàng làm um sự việc, hoặc dọa gọi Quản lý thị trường, công an ..khi bị cây xăng làm khó, gian lận.

Mọi đối tượng gian lận đều sợ việc này vì đơn giản là dính đến pháp luật mà làm ăn gian dối là toi rồi. Xin kể 1 kinh nghiệm bản thân: tôi đi xe Future đời cũ, vào tiệm xăng gần bến xe Cầu Rào bơm xăng, quay đi quay lại, nhân viên kêu 100k anh ơi.

Mình đi xe quen bơm thường 70k là đầy cũng không biết dung tích bình xăng của Future nên k dám cự cãi, chỉ bảo mấy người bán xăng là "nhớ vừa bơm tôi con xe Future này 100k" rồi phi qua thợ gần đấy, họ kêu xe này chỉ tầm 3,7 lít, xăng 21,3k thì tẹt ga cũng chỉ 80k là cùng. Nhờ thợ đổ hết xăng ra bình quay lại gọi 2 người nhân viên bơm xăng bảo "bơm đầy xe cho tôi hết 100k tôi trả thêm 1 tr". 

Hai tên hì hục bơm rồi nghiêng xe rồi lắc kết quả tối đa 83k, thế là e làm um lên kêu gọi ông anh thị trường, thằng em nhà báo qua. Họ mặt xanh như tàu lá, xin lỗi rối rít và xin bồi thường. Nên anh em chớ ngại va chạm, nếu mình đúng, hãy tự bảo vệ mình thôi.

Theo lời kể của bạn Hoàng Long

Cần tự giám sát quy trình bán hàng khi mua xăng


Khi mình nói bơm đầy bình thì người ta bơm đầy và số tiền sẽ thanh toán theo số đồng hồ chứ không có sự nhập nhằng ở đây. Còn nếu bạn nói bơm 50.000, 100.000 thì rất dễ bị ăn gian do người ta sẽ bấm số khi bơm chưa đủ.

Ở đây bạn bị mất 770đ và người ta thối lại bạn không thèm kiểm tra! 400.000đ hoàn toàn khác 40.000đ. Có thể họ chỉ mới đưa phần lẻ còn lại định vào lấy tiền chẵn đưa tiếp thì bạn đã bỏ đi rồi. Đó là do lỗi của bạn. 

Tôi cũng chỉ là người tiêu dùng chứ không phải người bán xăng, nhưng thấy bức xúc của bạn chưa đúng nên tôi có ý kiến. Khi vào đổ xăng nên quan sát đồng hồ trước và sau khi bơm thì họ khó ăn gian mình. Tôi chỉ bị một lần do họ ăn gian bơm cộng dồn số với người trước.

Theo lời kể của bạn Nguyễn Hồ

Kỹ thuật của nhân viên bán xăng dầu


Tôi là người làm trong ngành xăng dầu. Có lẽ bạn không hiểu về kỹ thuật lắm nên mới nói nhân viên không nhấn nút định giá tiền thì lượng xăng dầu bán ra sẽ sai lệch. Trên thực tế lượng xăng dầu bán ra dù có bấm hay không thì cũng như nhau cả thôi. Và còn một điều mà mọi người hay truyền miệng với nhau là: nhân viên bán hàng hay bóp cò giật cục để ăn bớt tiền.

Tôi có thể khẳng định điều này hoàn toàn không đúng, dù bạn có bấm giật hàng ngàn lần thì lượng xăng dầu vẫn Đủ. Các bạn có thể kiểm chứng hai vấn đề tôi nói trên bằng cách mang một bình chứa chuẩn ra bơm thử.

Nhân viên cây xăng nếu bán hàng theo cách mà ai vào cũng hẹn số tiền thì đối với xe máy không thể làm xuể, còn với ô tô thì bạn không yêu cầu chắc chắn người bán sẽ hẹn số tiền cho bạn.

Theo lời kể của bạn Đinh Nam

Tham khảo kinh nghiệm với các quy trình mua bán xăng dầu


Chuyện gian lận ở cây xăng là chuyện quá ư là bình thường. Quan trọng là gian lận nhiều hay ít thôi. Đồng ý với tác giả là không nên yêu cầu đổ đầy bình vì nhân viên cây xăng sẽ gian lận nhiều. Tôi xin nêu một vài lý do để mọi người tham khảo:

1. Nếu ta yêu cầu đổ theo đúng mức định sẵn: 30 nghìn, 50 nghìn, 80 nghìn, 100 nghìn...thì nhân viên bấm số đó trên bảng điện tử và bơm xăng... Tuy nhiên trong quá trình bơm, nhân viên sẽ bấm lẫy cò súng bơm xăng (tùy theo mức đổ nhiều hay ít mà bấm lẫy cò nhiều hay không).

Thực chất việc bấm lẫy cò này không làm xăng chảy ra mà chỉ chạy đồng hồ. Giống như gian lận cước taxi, khi khách không để ý, (mà có để ý cũng chẳng được) thiết bị điều khiển sẽ gắn với công tắc trên chỗ nào đó (lẫy xi nhan chẳng hạn, lâu lâu tài xe lắc nhẹ cái, đồng hồ sẽ chạy thêm vài km.)

2. Yêu cầu đổ đầy bình. Kiểu này gian lận nhiều hơn vì lý do nhân viên vừa bấm vừa nháy cò súng liên tục để canh không đổ quá, không bị trào xăng nên tha hồ vừa nhấp nhấp bơm xăng lừa nhá đồng hồ chạy. Mà lý do này thì khách hàng chịu chết không để biết được.

Nên tốt nhất hạn chế yêu cầu đổ xăng kiểu này. Trừ đi đường xa, bắt buộc phải đổ đầy mà bạn không căn được mức xăng còn lại trong bình. Còn đi làm hàng ngày thì bạn đã quen nên có thể căn đúng mức đầy bình là bao nhiêu.

3. Mặc dù yêu cầu đổ theo mức quy định từ trước. Nhưng nhiều cây xăng không chịu trả đồng hồ về số 0 trước khi bơm.

Quy định của cửa hàng nhưng chỉ là hình thức. Ví dụ bơm cho khách A 50 nghìn xong, nhân viên vẫn để tìng trạng máy bơm như vậy bơm tiếp 50 nghìn cho khách B. Có nghĩ là khi nào đồng hồ báo lên mức 100 ngàn thì có nghĩa lượng tiền bơm xăng cho khách B đã đủ 50 nghìn.

Tuy nhiên chắc chắn lượng xăng không tương ứng với số tiền. Vì như đề cập trên, trong quá trình bơm nhân viên liên tục bấm lẫy cò súng để chạy đồng hồ (tùy cách cài của các chuyên gia lắp đặt chip gian lận) nghĩ là bấm mạnh thì vừa bơm xăng vừa chạy đồng hồ. Còn bấm nhẹ, nhá nhá thì chỉ đồng hồ chạy, xăng không chảy.

Ngoài chuyện cài sẵn chip đong thiếu ví dụ đổ 1 lít thực tế chỉ 900ml, pha trộn phụ gia khác vào xăng dầu. Còn chuyện bấm lẫy cò bơm thiếu này nữa. Chuyện này rất khó nói, thông cảm hay phản đối cây xăng?

Bạn thử nghĩ bỏ rất nhiều tiền mua hoặc thuê cái mặt bằng to vật vã giữa phố để mở cây xăng. Tiền xay dựng đầu tư trang thiết bị? Tiền chạy giấy phép (đủ các cửa quan hành là chính), tiền bôi trơn.. lương nhân viên, thuế má này nọ.

Trong khi đó mức hoa hồng chỉ khoảng 200-500 đồng trên 1 lít. Một ngày nếu bán 10,000 lít, được lời khoảng 5triệu? mà chi đủ thứ? chưa kể đại lý có khi còn bị gian lận lúc nhập xăng ...

Theo lời kể của anh Hùng Anh

Nhân viên bán xăng dầu rất nhanh tay


Tôi cũng xin chia sẻ với các bạn mánh khoé mà tôi đã gặp ở 1 cây xăng tại Hà nội, một lần tôi vào bơm 500.000 tiền xăng, nhân viên rất nhanh tay, tôi thì đang mở nắp bình xăng, nhân viên đó đưa ngay vòi xăng vào để bơm và đồng hồ quay tít và dừng lại ở con số 500 tức đã đổ 500.000, nhân viên bơm xăng không biết là khi tôi vào đổ đã nhìn thấy trước đó đồng hồ đã chỉ 50, tức đã bơm cho khách trước mà không hề cho đồng hồ về 0, tôi chỉ hỏi một câu sao không cho đồng hồ về 0, nhân viên bán xăng đành phải bơm thêm cho tôi 50 nghìn nữa.

Một thủ thuật ăn trộm xăng tinh vi ở cây xăng nữa là khi bơm xăng các bạn cứ để ý người bán xăng có thủ thuật là khi bấm xăng giũa chừng thì dừng và nhả cò bơn xăng và ta "nghe tạch" 1 cái rồi họ lại bóp tiếp đấy là lúc họ ăn cắp xăng 1 cách tinh vi đấy. và hỏi nhân viên thì chúng hay trả lời 1 câu biện hộ là tự động, rất vô lý để mức tiền bao nhiêu thì hết tiền đó mới tự ngắt chứ sao ngắt giũa chừng vậy.

Đó chỉ là một mánh khóe lợi dụng khách hàng không để ý để ăn bớt tiền của khách hàng. Các bạn khi đổ xăng nhiều nên chú ý điều này và cảnh giác, tôi đã bị một lần bị ăn bớt kiểu này nên rất chú ý.

Theo lời kể của bạn Minh Tuấn

quy trình bán hàng bơm xăng www.c10mt.com



========= Chốt ========= 

Ngoài các thông tin được chia sẻ như trên, các bạn thông tin nào về quy trình bán hàng ở các trạm xăng hay thì chia sẻ cho mọi người với nhé. Với bài viết này nhiêu đây vẫn chưa là gì ? Nếu như không có cộng đồng vào chia sẻ các kinh nghiệm cho các anh em khác cẩn thận hơn.

*** Có thể bạn có thể xem các chủ đề cùng chuyên mục:
Tìm hiểu 7 bước trong quy trình bán hàng
Tư vấn tối ưu hóa hiệu quả quy trình bán hàng
Câu hỏi quy trình bán hàng cho doanh nghiệp Cloudjet Saleup

Youtube : Tìm hiểu quy trình bán hàng xăng dầu hiện nay



Tìm ở Google các keyword về quy trinh ban hang

  • các bước chính trong quá trình bán hàng
  • quy trình 7 bước để bán hàng thành công
  • nghiên cứu một qui trình bán hàng lưu động
  • quy trình luân chuyển chứng từ mua bán hàng
  • quy trình quản lý bán hàng và phân phối
  • quy trình bán hàng 7 bước
  • quy trình bán hàng chuyên nghiệp
  • quy trình bán hàng trực tiếp
  • quy trình bán hàng tại cửa hàng
  • quy trình bán hàng hiệu quả
  • quy trình bán hàng qua điện thoại
  • quy trình bán hàng thu tiền
  • quy trình bán hàng online


Bạn có biết quy trình bán hàng bơm xăng dầu

Bạn đang xem một trong các bài viết tại Chuyên Mục Cloudjet-Solutions. Và đây là địa chỉ link bài viết http://www.c10mt.com/2014/08/cac-quy-trinh-ban-hang-xang-dau.html . Tâm Gà xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Tâm Gà nếu bài viết có ích !
Monday, August 18, 2014 DMCA com Protection Status