Quản Trị Mạng 1

Học gì để trở thành quản trị mạng ? Tìm hiểu về nghề Quản Trị Mạng (Network Administrator) qua các thông tin trên internet, bạn sẽ thấy tương đối "mông lung" khi khái niệm về nghề này khá rộng, phạm vi công việc của người làm nghề này cũng khác nhau tùy yêu cầu của từng công ty. Yêu cầu về trình độ cũng rất khác nhau, có thể chỉ cần hoàn thành một khóa học từ 6-8 tháng tại một trung tâm dạy nghề, hoặc học trung cấp, cao đẳng, cho đến trình độ đại học và cần rất nhiều chứng chỉ đòi hỏi trình độ bậc cao.

Quản Trị Mạng 1

I. Công việc của quản trị mạng


Nghề quản trị mạng đòi hỏi phải thực hành nhiều Người quản trị mạng (QTM) phải có khả năng tự thiết lập một mạng máy tính, cấu hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động mạng máy tính, vận hành hệ thống mạng, giải quyết sự cố mạng và nắm được các phương pháp để bảo vệ mạng trước nguy cơ virus, worm, trojan, spam, cũng như các biện pháp chống xâm nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại mạng. Công việc cụ thể của từng chuyên viên QTM sẽ tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp.

Thông thường, những doanh nghiệp ứng dụng CNTT quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, các công ty về lĩnh vực thương mại điện tử cần tới một phòng QTM với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm. Các doanh nghiệp quy mô vừa cần khoảng 4-5 người, các doanh nghiệp nhỏ cũng cần ít nhất một nhân viên chuyên phụ trách hệ thống mạng. Ở các công ty quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người QTM phải biết và làm đủ mọi thứ để duy trì hoạt động thông suốt của mạng, bao gồm cả việc theo dõi cập nhật nội dung của website đơn vị.

Trong khi đó, nếu được làm tại các công ty với quy mô lớn, người làm QTM được phân công một công việc cụ thể như QTM chuyên về bảo mật, chuyên về thiết kế mạng hay chuyên về bộ phận theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ. QTM thường chỉ liên quan đến công việc kỹ thuật mạng và hiếm khi phải hỗ trợ trực tiếp người sử dụng. QTM thường là ở cấp 3 trong xử lý sự cố, tức là khi có sự cố xảy ra thì trước tiên sẽ được xử lý ở cấp 1 (helpdesk – giải đáp thắc mắc, tư vấn), cấp 2 (kỹ thuật viên về máy tính và mạng) rồi mới đến cấp 3 là cấp QTM. Tuy vậy, tại rất nhiều công ty ở Việt Nam hiện nay, thậm chí cả một số văn phòng nước ngoài, người QTM thường kiêm nhiệm tất cả các công việc này.

Anh Nguyễn Mạnh Cường, QTM cho hệ thống máy tính của các nhà sách Tiền Phong tại Hà Nội, cho biết: "Thông thường các công ty nhỏ cỡ vài chục máy tính sẽ cần khoảng 2 – 3 nhân viên gọi là quản trị mạng nhưng thực chất là làm tất cả các công việc phát sinh như hỗ trợ người dùng, đề xuất và mua sắm trang thiết bị, đi dây và cài đặt mạng cho người dùng mới, xử lý các sự cố như đứt mạng, nghẽn mạng, quản lý băng thông, cấu hình tường lửa bảo vệ… Ở công ty lớn hơn thì phần lớn các công việc trên sẽ do các kỹ thuật viên phòng IT đảm nhiệm, quản trị mạng chỉ lo các phần liên quan đến băng thông và bảo mật mạng, quản lý máy chủ. Còn những công ty nhỏ hơn thì thậm chí cũng không cần đến quản trị mạng mà thuê ngoài, các sự cố nho nhỏ thì nhờ người rành công nghệ tự xử lý".

II. Nhu cầu cao, lương khá


Hiện nay, hầu như công ty, doanh nghiệp nào cũng đều có máy tính nối mạng nội bộ và kết nối internet, chưa kể rất nhiều công ty có website riêng hoặc có tham gia bán hàng qua mạng trên các gian hàng trực tuyến. Do đó, nhu cầu tuyển dụng các nhân viên quản trị hệ thống mạng máy tính và kiêm nhiệm quản trị website khá lớn. Tùy công ty, mức lương cho vị trí QTM có thể từ 200 - 700USD, thậm chí một số công ty nước ngoài còn trả tới trên 1.000USD. Theo thành viên mRrO trên ddth.com thì trong nghề QTM có nhiều ngạch nhỏ, như QTM chuyên lo bảo mật, chuyên thiết kế mạng, hoặc chuyên về các máy chủ, nên lương cũng trả tùy theo, nói chung lương quản trị bảo mật cao hơn một chút, trung bình vào khoảng 5-7 triệu đồng/tháng, còn những người có khả năng làm luôn bảo mật, lo luôn cho server, quản lý được luôn NT/Samba Domain, thiết kế LAN-WAN thì lương rất cao.

Mặc dù vậy, không phải không có những người thất nghiệp sau khi học xong, lý do được một số chuyên viên QTM giải thích là: kiến thức về mạng rất rộng, trong khi đòi hỏi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường đa năng, mỗi thứ một chút, nếu chỉ biết chuyên sâu một thứ thôi thì cũng khó tìm việc làm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, nghề này đòi hỏi phải thực hành nhiều, càng làm nhiều càng có kinh nghiệm thực tế trong xử lý sự cố, vì thế trong quá trình học, bạn phải thật nỗ lực để nắm chắc lý thuyết và cố gắng tận dụng mọi cơ hội để thực hành.

III. Nghề Quản Trị Mạng Máy Tính


Không đơn thuần là nghề chỉ dành cho những người đam mê, quản trị mạng còn là nghề buộc bạn luôn phải trau dồi nhiều khả năng như làm việc có kế hoạch, biết cách lập chiến lược... Môi trường làm việc hiện đại, linh động và luôn luôn đòi hỏi cái đầu của bạn phải nảy sinh những ý tưởng mới, đó là những gì người ta có thể "nhìn mặt đặt tên" ngay cho nghề quản trị mạng. Tuy hình thành ở Việt Nam chưa lâu nhưng quản trị mạng đang nhanh chóng trở thành một nghề "nóng" trong danh sách những công việc có độ hút lớn với giới trẻ năng động và có tố chất.

Dân IT hiện nay có thể tự tin đến với quản trị mạng bởi thực tế là họ hoàn toàn không "sợ" thất nghiệp nếu biết cách "chịu khó". Thị trường việc làm ưu ái dành cho dân quản trị mạng những vị trí có phải nói là "trong mơ" với nhiều người trẻ ở lĩnh vực khác. Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không còn là khái niệm gì đó mới mẻ mà máy tính, Internet đã trở thành công cụ làm việc thiết yếu thì quản trị mạng càng có nhiều đất để tung hoành.

Một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, thương mại điện tử cần tới một phòng quản trị mạng với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm người mà đôi khi còn kêu "thiếu nhân lực" bởi mạng máy tính là sự sống còn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa thì con số có vẻ khiêm tốn hơn với khoảng trên dưới 5 người. Còn các doanh nghiệp nhỏ, dù không quan trọng bằng nhưng cũng phải có ít nhất một nhân viên chuyên trách hệ thống mạng cho toàn doanh nghiệp.

Thị trường có nhu cầu rất cao đối với nghề quản trị mạng. Càng lúc công việc này càng chứng tỏ được nó không thể thiếu và vai trò thì ngày càng cao trong thế giới thông tin rộng lớn. Nhiều người nhận định quản trị mạng là một nghề "có quyền lực" trong hệ thống mạng. Sự hấp dẫn bởi tương lai tươi sáng đang mở lối cho nhiều bạn trẻ trước lựa chọn nghề nghiệp của mình. Thành thạo việc thiết kế các hệ thống mạng an toàn, nâng cao tính bảo mật, nằm lòng các kỹ thuật xâm nhập cũng như các biện pháp phòng chống tấn công hiệu quả, đó là những công việc cơ bản của một quản trị mạng chính hiệu. Nhưng đối với dân trong nghề, song song với việc làm, họ còn phải ra sức học không ngừng bởi đặc tính của nghề này đòi hỏi phải chú trọng nâng cao kiến thức, phát huy khả năng xử lý tình huống, đối phó với khủng hoảng, truy tìm dấu vết…

Một nhân viên quản trị mạng cho biết kiến thức đang có không đủ, không mới và càng không thể ngang sức với các hacker mỗi lúc mỗi tinh quái. Đây chính là lý do mà nhiều người trong nghề nhận định để sống được với quản trị mạng không phải là điều đơn giản. Cập nhật kiến thức thường xuyên liên tục là việc làm cần thiết để trụ vững với nghề, nếu không muốn mình trở nên tụt hậu bởi công nghệ thì thay đổi liên tục đến chóng mặt. Nếu gặp sự cố thì cho dù khó khăn đến mấy, dân quản trị mạng cũng không được phép "bó tay". Và vì thế, chuyện sống với mạng hàng tuần liền là chuyện "thường ngày ở huyện". Công việc đầy áp lực và đòi hỏi những nỗ lực không ngừng.

Khó khăn là vậy nhưng người trẻ vẫn lao vào vì thu nhập hoàn toàn tương xứng với những gì mà họ bỏ ra. Với nhân viên "thử việc", lương khởi điểm từ 200 - 250 USD/ tháng, khi đã trở thành nhân viên chính thức, con số này có thể gấp 2 đến gấp 3 lần. Với những doanh nghiệp nước ngoài, một nhân viên có vài năm kinh nghiệm đã rủng rỉnh vài nghìn đô. Nghề nào cũng vậy, để thành công thì phải chấp nhận vượt qua thử thách và khó khăn. Tạo dựng "thương hiệu" cho mình trong thế giới công nghệ thông tin, với dân quản trị mạng cũng không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng cơ hội luôn mở lối cho những người trẻ yêu thích, đam mê kỹ thuật, dám "sống chết" với nghề quản trị mạng.

IV. Lý do chọn nghề Quản Trị Mạng Máy Tính


Dưới đây là năm lý do lớn nhất tại sao nghề quản trị mạng có thể là con đường sự nghiệp bạn đang tìm kiếm.

1. Bạn sẽ học hỏi từng bước.


Bảng mô tả công việc trong lĩnh vực quản trị mạng và các kỹ thuật mạng ta sẽ thường bắt gặp các từ như : "high-level management" (quản lý cao cấp) "hardware evaluation" (đánh giá phần cứng) , "network configuration" (cấu hình mạng). Nhưng trong thực tế thì không có hệ thống mạng của công ty nào giống hệ thống mạng của công ty nào và hầu hết các hệ thống mạng của các công ty được xây dựng trong một thời gian dài. Điều này có nghĩa là hầu hết các chi tiết cụ thể của một công việc cụ thể sẽ được đào tạo tại chỗ Misha Hanin - senior solutions architect của Compugen ở Winnipeg, Canada cho biết : "Rất nhiều công nghệ kết nối ngày nay được đóng gói dưới một chương trình có giao diện người dùng đẹp mắt nhưng nếu bạn thực sự muốn trở thành một chuyên gia, bạn cần phải biết những gì xảy ra bên trong những giao diện đó. Và đó cũng là nơi khơi dậy niềm hứng thú". Nói cách khác, việc học để chuẩn bị cho một công việc quản trị mạng mới chỉ là cột mốc đầu tiên, muốn là một người quản trị mạng thì đòi hỏi phải biết cách phân tích giải quyết, vấn đề theo chiều sâu.

2. Nhu cầu tuyển dụng của ngành quản trị mạng sẽ không ngừng phát triển


Cục Thống kê Lao động của Mỹ thống kê năm 2012 : trung bình lương hàng năm cho quản trị mạng khoảng $ 74,270. Nhưng quản trị mạng không chỉ có một mức lương cao hơn mức trung bình quốc gia - họ còn là một phần cần thiết, không thể thiếu của bất kỳ công ty lớn nào, có nghĩa là tỷ lệ tuyển dụng của họ là đang trên đà phát triển, thậm chí vẩn phát triển trong suốt cuộc suy thoái toàn cầu. Bộ Lao động Mỹ ước tính sẽ có khoảng 96.600 công việc chủ chốt mới về quản trị mạng sẽ được mở ra từ năm 2010 đến năm 2020 ,và điều này sẽ tạo ra hơn 300.000 công việc trong nghề quản trị mạng . Điều này có nghĩa là: trong ngắn hạn, nếu bạn đang tìm cách để thâm nhập vào một ngành công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng dài hạn, thì quản trị mạng là một lựa chọn nặng ký đáng cân nhắc.

3. Đây là một ngành nghề bắt buộc phải có trong tất cả các ngành công nghiệp.


Cho dù các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vưc khác nhau như: kinh doanh, sản xuất hay các dịch vụ ăn uống,khoa học hay thậm chí là các hoạt động phi lợi nhuận thì Mạng là không thể thiếu cho hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp lớn. Mạng là không thể thiếu cho hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp lớn. Cho dù các doanh nghiệp có đang hoạt động trong lĩnh vưc khác nhau như: kinh doanh, sản xuất hay các dịch vụ ăn uống,khoa học hay thậm chí là các hoạt động phi lợi nhuận thì họ vẫn phải sử dụng mạng máy tính để phục vụ cho việc kinh doanh của họ. Điều đó có nghĩa là: một khi bạn đã chứng minh mình là một quản trị viên đáng tin cậy thì bạn có thể tham gia bất cứ hình thức kinh doanh nào mà bạn quan tâm. Và hiện tại, các quốc gia đang phát triển cũng đang cần nhưng người có thể xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ - có nghĩa là quản trị mạng sẽ là tấm vé để bạn đến thăm các vùng đất kỳ lạ trên toàn thế giới.

4. Bạn có thể linh hoạt chọn cách làm việc cho mình.


Với một vài năm kinh nghiệm quản trị mạng theo dạng tổng quan (biết được nhiều thứ nhưng không chuyên), bạn có thể suy nghĩ để quyết định mình sẽ trở thành một kỹ thuật viên trong một lĩnh vực nào đó, một nhà phân tích hệ thống, hay một kỹ sư mạng. Nếu bạn thích lương ổn định, điều kiện sức khỏe nơi làm việc tốt thì cũng có rất nhiều công việc để bạn chọn lựa. Bạn cũng có thể làm việc tại nhà, theo thiết lập thời gian riêng của bạn. Thậm chí bạn có thể kiếm được tiền bằng cách tư vấn những giải pháp công nghệ. Và hầu hết các doanh nghiệp đều phải dựa trên mạng, lựa chọn của bạn sẽ tiếp tục mở rộng.

5. Đó là một thách thức dành cho những kỹ năng của bạn


Những năm đào tạo về khoa học máy tính có thể là không cần thiết đối với một số vị trí quản trị mạng cấp thấp, nhưng nó lại là cơ sở để ta có những suy nghĩ đột phá khi giải quyết những vấn đề khó khăn.Bên cạnh đó Hanin nói: "Người quản lý của chúng tôi đôi khi còn không thông minh hơn chúng tôi nhưng họ thường có nhưng cách giải quyết vấn đề mà chúng tôi không bao giờ nghĩ đến". Quản trị mạng có thể không phải là công việc hấp dẫn nhất hành tinh - nhưng nó cung cấp cho bạn một cơ hội để chứng minh với toàn thể thế giới cách suy nghĩ của bạn, cách mà bạn mang lại những lợi ích thiết thực cho bản thân và đồng nghiệp của bạn.

V. Người làm Quản Trị Mạng phải giỏi mọi thứ ?


Quản trị mạng, hiểu sao cho đúng ? "Người làm quản trị mạng là người phải giỏi mọi thứ", thành viên zerohunter2007 trên một diễn đàn tin học đã khẳng định "chắc nịch" như vậy !(?) Theo giải thích của thành viên này thì "giỏi đủ thứ" là phải thành thạo từ việc thiết kế các hệ thống mạng an toàn, nâng cao tính bảo mật, nằm lòng các kỹ thuật xâm nhập, các biện pháp chống tấn công hiệu quả cho đến việc phải tường tận các phần mềm văn phòng, thậm chí kể cả lập trình.

Nếu vậy thì quản trị mạng có "cửa" cho một sinh viên công nghệ thông tin (CNTT) mới ra trường không ? Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Hoàng Nguyên - Trưởng phòng Đào tạo của Viện Công Nghệ Kỹ Thuật Sài Gòn cho biết "không ai có khả năng biết tất cả mọi thứ, đặc biệt là lĩnh vực CNTT". Hệ thống mạng doanh nghiệp thường được cấu thành bởi ba phần cốt lõi. Đó là hạ tầng cơ sở mạng, hệ điều hành và các ứng dụng, dịch vụ. Mỗi phần được phát triển và cung ứng thiết bị bởi một hãng công nghệ riêng biệt. Hãng Cisco, Juniper dẫn đầu về thiết bị và công nghệ ở mảng cơ sở hạ tầng. Hãng Microsoft, Linux, IBM chiếm thị phần lớn về hệ điều hành.

Các dịch vụ ứng dụng cơ sở dữ liệu thì có Oracle, Microsoft SQL…


Trong mỗi phần kể trên lại được được phân chia thành nhiều mảng nhỏ bên trong. Nếu nhà tuyển dụng đòi hỏi ứng viên phải giỏi mọi thứ thì sẽ không một ai có thể đáp ứng. Chưa kể trong lĩnh vực này, các hãng thường xuyên "chạy đua" công nghệ, liên tục đưa ra các cải tiến trong kỹ thuật, ứng dụng các công nghệ mới vào thiết bị. Công nghệ, kiến thức hôm nay chúng ta biết hôm nay có thể trở nên lạc hậu sau 3-4 năm. Thực tế thì một chuyên gia thực thụ cũng chỉ nghiên cứu, am tường về một lĩnh vực nhất định. Chính vì vậy, theo ông Nguyên, quan điểm về người quản trị mạng phải giỏi mọi thứ là không chính xác.

"Tri thức là vô hạn. Kiến thức của con người luôn có hạn. Nếu có đam mê, chịu khó học hỏi, quản trị mạng luôn có đất cho sinh viên CNTT dụng võ" ông Nguyên khẳng định. Cùng đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Thái An- Trưởng phòng Tư vấn-Giáo vụ SaigonCTT cho biết, quản trị mạng là một cụm từ chung chỉ về một ngành nghề trong lĩnh vực CNTT. Nó bao gồm công việc của một quản trị viên trên các thiết bị Cisco, quản trị viên Windows, quản trị viên về web server, về cơ sở dữ liệu….Vì vậy, để được "bước" vào nghề và làm nghề, chúng ta chỉ cần am tường, giỏi ở một mảng nhất định. Tuy nhiên, để trụ vững với nghề, đòi hỏi người làm nghề phải ra sức học hỏi. Nhưng theo ông An, "cập nhật" công nghệ mới thì dễ, "nâng cấp" kiến thức thì không hề đơn giản. Nó đòi hỏi phải đam mê thật sự. Nếu không, sẽ dễ nản và tụt hậu về công nghệ, kiến thức.

Tại các công ty lớn, công ty đa quốc gia, đặc biệt là các công ty ứng dụng rộng rãi CNTT vào hoạt động như ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm, hàng không, thương mại điện tử thì quản trị mạng thường là một phòng ban với nhiều chuyên viên. Tại đây, mỗi chuyên viên sẽ phụ trách một mảng chuyên biệt, và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến phạm vi được phân công quản lý. Cơ cấu này cũng đang được các công ty vừa và nhỏ Việt Nam hướng đến, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp hóa trong giải quyết công việc và đưa CNTT thành "xương sống" trong hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, quản trị mạng đang trở thành vị trí "nóng" trong các trang thông tin tuyển dụng. Quản trị mạng là một nghề có "quyền lực" trong hệ thống mạng. Nhưng quyền lực chỉ thực sự đến khi bạn lành nghề, giỏi nghề ở một lĩnh vực nhất định !

VI. Lộ trình tất yếu để thành công


Hiện nay, học chứng chỉ CNTT được khá nhiều các bạn sinh viên quan tâm đầu tư ngay từ những năm đầu, và một trong các loại chứng chỉ về mạng máy tính (Networking) được xem là phổ biến nhất là các chứng chỉ của Cisco (Cisco Certificates). Các chứng chỉ của Cisco được chia làm nhiều loại và nhiều cấp độ khác nhau nhưng nhìn chung các chứng chỉ được nhiều người biết nhất là CCNA, CCNP và CCIE. Ở cấp độ cơ bản, khóa học CCNA cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về hạ tầng mạng máy tính, khả năng cài đặt và quản lý hệ thống mạng. Sau khóa học này, học viên có thể cấu hình và vận hành mạng LAN, WAN, và dịch vụ truy cập quay số từ xa cho các mạng nhỏ (thông thường dưới 100 nốt mạng). Như vậy, với chứng chỉ CCNA, học viên có thể đảm nhiệm các vị trí chuyên viên Quản trị mạng tại các công ty vừa và nhỏ.

Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang và có định hướng sử dụng hạ tầng thiết bị mạng của Cisco, nên cơ hội việc làm cho các học viên có chứng chỉ CCNA tại Việt Nam rất lớn. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ Cisco nói riêng và CNTT nói chung, chứng chỉ CCNA đã trở nên phổ biến và là một trong những tiêu chí bắt buộc đối với các nhà tuyển dụng nhân lực Quản trị mạng. Tuy nhiên, để có thể phát triển sự nghiệp theo hướng Quản trị mạng, có được cơ hội làm việc tốt với thu nhập cao thì phải định hướng học sâu hơn theo lộ trình các khóa học của Cisco, mà CCNP là cấp độ tiếp theo mà các chuyên viên mạng hay lựa chọn nhất. Vì thế, nếu học viên thực sự yêu thích lĩnh vực Quản trị mạng và muốn phát triển nghề nghiệp theo hướng này thì nên tìm hiểu về khóa học CCNP ngay từ khi xác định đăng ký học CCNA.

Người sở hữu chứng chỉ CCNP được chứng nhận về kiến thức và kỹ năng cần thiết để cài đặt, cấu hình và khắc phục sự cố của hệ thống mạng hội tụ nội bộ và mạng diện rộng với số lượng thiết bị đầu cuối từ 100-500 hoặc nhiều hơn. Ngoài ra để thi được chứng chỉ CCNP, học viên bắt buộc phải học qua và đạt chứng chỉ CCNA. Với chứng chỉ CCNP, học viên đã đạt cấp độ "chuyên gia" và có cơ hội rất lớn được làm việc trong các công ty, tập đoàn lớn về mạng, hệ thống như Ngân hàng, các công ty xuyên quốc gia, tập đoàn đa quốc gia… Nắm được xu thế phát triển của ngành Quản trị mạng, Tâm Gà đã đưa ra một lựa chọn mới cho các học viên đam mê lĩnh vực này. Chúng tôi đem đến cho học viên một lộ trình hoàn hảo để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt nhất. Nếu bạn đang quan tâm, vui lòng liên hệ với Bộ phận tư vấn của nhà trường để biết thêm chi tiết.

Quản Trị Mạng 1

Bạn đang xem một trong các bài viết tại Chuyên Mục CaoDangNgheTPHCMHocKy3QuanTriMang1. Và đây là địa chỉ link bài viết http://www.c10mt.com/2012/08/QuanTriMang1.html . Tâm Gà xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Tâm Gà nếu bài viết có ích !
Sunday, August 19, 2012 DMCA com Protection Status